Wednesday, August 31, 2011

CỘNG SẢN VÀ TỪ THIỆN




LTS
Mấy chục năm nay, bọn lưu manh và bọn cộng sản thường nấp dưới danh nghĩa từ thiện để lường gạt đồng bào hải ngoại. Một số người hiền lành, nghe kêu gọi thì cũng góp tiền hoặc về Việt Nam làm việc thiện, nhưng tất cả đều bị cộng sản và bọn lưu manh cướp đoạt.

Bài này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, đừng nghe bọn lưu manh và cộng sản mà làm giàu cho chúng. Ngày nay tại Việt Nam, già trẻ, lớn bé đa số theo chủ nghĩa ăn cướp, cướp trắng trợn, cướp công khai, cướp tinh vi. Thằng to bán nước, cướp đất, thằng bé thì cướp cơm chim, lọ là phải hỏi, phải ngạc nhiên. Một số rất it là còn tâm lành. Tại hải ngoại, dân VIệt thất nghiệp, không nhà cửa, tàn tật, nghèo khổ cũng nhiều, xin đoái đến họ hỡi những người từ tâm!


Việt Kiều làm việc từ thiện ở VN .

Những chuyện tương tự như vầy đã xảy ra lâu lắm rồi, mãi đến bây giờ mới được đưa lên báo?
Lần đến Việt Nam với Cha Má, Jr. và Wifey có theo Cha Má đến một trung tâm tình thương ở Đồng Đế, Nha Trang để tặng chút quà và tiền cho các trẻ em mồ côi, người già cả bị bỏ rơi không ai chăm sóc và người lớn tuổi tật nguyền.

Những việc xảy ra mà Jr. chỉ thấy ở Việt Nam:
Khi làm quà để mang đến phát cho từng người, Jr. có phụ Má packed nên nhớ rõ: 1 phần cho người lớn gồm có 1 cái khăn lau mặt, 1 cái khăn tắm, 2 cục xà bông tắm loại tiệt trùng, 2 chai dầu gội đầu, 2 lon condensed milk, 2 hộp bánh ngọt, 1 ký đường, 20 gói mỳ ăn liền, 1 bịch xà bông giặt áo quần. Còn cho các em thì có thêm 10 cuốn vở, school supplies như viết, thước, hộp đựng viết, và 3 cuốn sách truyện tranh (TinTin, Lucky Luke, v.v.)
Khi packed quà vô bịch nylon thì Má có danh sách là 224 người cả thảy. Má cẩn thận mua đủ để packed luôn 250 phần, dư ra cho bảo đảm nếu mà họ đếm thiếu người.

Sáng hôm sau khi Jr.và Cha loaded quà lên xe thì đếm đủ là 250 phần. Khi đến nơi, có ông tài xế và mấy người làm trong trung tâm đó phụ unloaded. Khi unloaded xong thì tập hợp mọi người (đi từng khu một) để phát. Lúc phát tới khu cuối cùng mới khám phá ra là chỉ còn có 238 phần (12 phần bị ăn cắp mất lúc nào, chỗ nào, ai ăn cắp mình không biết!)

Cũng may là họ đưa danh sách chỉ đếm thiếu hai cụ nên vẫn còn đủ để tặng cho mỗi người một phần. Chỗ dư ra thì Má tặng cho mấy bà nấu ăn và mấy cô phụ việc ở đó.
Tặng quà xong, Cha Má phát cho mỗi người lớn $100,000 tiền Việt Nam (~ 7, 8 dollars) để tiêu vặt. Mấy em nhỏ thì được $50,000.
Sau đó, cả nhà đi tham quan hết các phòng ốc thì thấy quá sức bẩn thỉu và mất vệ sinh vì những người già họ không dọn dẹp được. Có người bị bệnh nằm tè ị luôn ngay tại chỗ, lâu ngày nhiều tháng nên sàn nhà dơ dáy, có nhiều phòng còn đọng vũng nước tiểu nhèm nhẹp dưới đất, ruồi bay tùm lum trong phòng rất khủng khiếp trong cái nóng ẩm giữa mùa hè ở xứ nhiệt đới. Mền, gối, chiếu, mùng của các cụ già này thì cũ, rách, hôi thúi và dơ khủng khiếp vì đã quá lâu ngày không được giặt. Kinh khủng đến nỗi mà vô cái phòng đầu tiên là Wifey ói lên ói xuống gần chết.

Vậy là Cha Má về lại nhà huy động bạn bè và kêu gọi con em họ góp tay "làm từ thiện" với chương trình là sẽ trở lại trung tâm này để dọn dẹp, lau chùi phòng ốc, giặt giũ mền mùng, thay chiếu và gối mới cho các cụ. Nhất là cần người tắm rửa, gội đầu cho những cụ quá già không tự mình tắm gội được đã lâu, có nhiều cụ tóc dính lại một chùm và mình mẩy vừa dơ vừa hôi phát sợ!

Cha Má ngồi ôm phone gọi khắp nơi, gọi tùm lum cả một ngày nhưng không có một người nào hưởng ứng lời kêu gọi của Cha Má. Ai cũng làm "ông này bà nọ" và ở Việt Nam hễ là "ông này bà nọ" thì không có làm mấy cái chuyện của tôi tớ hạ tiện này. Họ cũng không cho phép con cái họ tham gia làm những chuyện xã hội như thế này vì theo họ là "tào lao" và sợ lây bệnh!

Cuối cùng mất 3 ngày Cha Má mới mướn được một nhóm sinh viên từ Đại Học Hải Sản Nha Trang và họ đòi tiền công là $200,000/ngày mới chịu làm. (Lúc đó nghe đâu lương kỹ sư xây dựng chỉ 2-3 triệu/tháng) Rất mắc cười vì nghe mấy cô sinh viên xinh đẹp đòi tiền công là Cha cười phì rồi OK liền. Sau ngày làm việc rất mệt và vui đó, Cha không trả $200,000 mà trả luôn $50 dollars cho một người và còn khao họ bữa ăn tối ngoài biển rất vui.

Ngày trở lại cái trung tâm này thì không có announced trước nên mấy người quản lý họ khá là bất ngờ khi thấy Cha Má và ba chiếc xe van chạy vô sân chất đầy nghẹt cả đống mền, mùng, chiếu, gối mới cộng với mấy thùng thuốc lau nhà tẩy trùng... theo đuôi là một đoàn người làm chuyện dọn dẹp. Bà quản lý có lẽ vì nể mặt Cha Má nên không đuổi ra, và bà cho phép cả đoàn cứ thoải mái dọn dẹp, nếu cần thì bà sẽ kêu thêm người phụ giúp, hướng dẫn.


Bữa đó cả nhà làm janitor rất mệt nhưng rất vui. (Tội cho Wifey không biết tiếng Việt mà mấy người sinh viên lại quá dở tiếng Anh nên phải team với Jr. là cánh đàn ông làm toàn việc nặng!) Đến cuối ngày hoàn thành mọi việc xong, mọi người rất hài lòng và vui. Nhưng chỉ 5 phút sau thì hết vui và giận vô cùng khi Cha Má được các cụ già và các em cho biết là tiền tặng hôm trước thì hôm sau bị mấy người quản lý đè cổ móc túi tịch thu hết. Coi lại thì phần quà tặng của mỗi người cũng bị tịch thu mất một nửa!


Chút quà tình thương cho người già cùng khổ và trẻ em mồ côi chẳng bao nhiêu mà nỡ lòng ra tay ăn cắp, chỉ vài đồng bạc tặng cho họ cũng ăn cướp. Thật không thể nào tưởng tượng được.
Về lại hotel, mấy hôm sau Cha Má vẫn còn bực lắm nên khi đi ăn có nói với mấy người bạn. Họ đều cười, "Việt Nam là vậy đó. Chuyện thường ngày ở huyện!"


Và còn bị họ mắng xối xả vô mặt là tiến sĩ, Việt Kiều, kỹ sư mà ngu như bò tót nên mới đi lau nước đái, dọn cứt, chùi cầu tiêu, giặt giũ, tắm rửa cho mấy cái người đó! Chắc phải là Việt kiều dỏm (may là chưa được ưu ái nựng nịu đeo cho cái mác "Việt Kiều ăn cắp eo phe"! LOL!)


Đâu là lòng nhân ái, là tương thân tương trợ, là "lá lành đùm lá rách", là chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam hôm nay?
Nhớ lại và nghĩ lại vẫn còn ngao ngán và kinh sợ! (Chỉnh sửa lần cuối bởi guardasigilli, jr. vào 13-08-2011 lúc 07:32 PM Lý do: typos).

Kính thưa Khách Viếng Thăm,
Không phải là Cha Má không nghĩ và không biết tìm bà quản lý để mà chất vấn. Có một vấn đề khác đau lòng hơn để Cha Má không thể làm điều đó. Vì Cha, Jr., Wifey và hai anh sinh viên phải dựng hết các giường lên để chà rửa sàn nhà và xịt thuốc tẩy trùng lên mấy cái nẹp giường nên phòng phải hoàn toàn clear, tức là mọi người phải ra khỏi phòng trong thời gian mình dọn dẹp. Khi dọn dẹp sạch sẽ và các cô vào set-up giường, mùng, chiếu, gối đâu ra đó cả rồi thì mới cho các cụ vô lại phòng.

Và "phe ta" thì ra giếng rửa tay rửa mặt sạch sẽ xong xuôi, wrapping things up là vô lại từng phòng để chào chia tay các cụ. Lúc này các cụ mới có dịp hỏi han mình nọ kia phải nói là rất thân mật và chân tình. Lạ lùng là lúc đó mình tới phòng nào là ngoài cửa đi qua đi lại có mấy người trong ban quản lý. Họ lảng vảng giống như là đi theo rình. Hễ thấy bóng mấy người đó thì mấy cụ im hết.

Nhưng Cha Má cũng được các cụ và các em cho biết cái gì xảy ra, nói xong là dặn tới lui mấy lần là Cha Má đừng có nói gì với mấy người quản lý, vì nói là các cụ và các em sẽ bị đánh đập! Họ cũng cho biết thêm là trường hợp của Cha Má là lần đầu tiên. Trước đây, những người hảo tâm đến tặng quà cáp hay tiền bạc xong là họ đi mất, không quay trở lại. Vì vậy mà những món quà hay những đồng tiền các cụ và các em nhận xong đều bị tướt đoạt ngay ngày hôm đó, hôm sau, hay một khi mà những người hảo tâm này bước ra khỏi cổng. Họ không biết cái gì đã xảy ra với những món quà tặng!

Má kể là khi tắm rửa cho vài cụ Má cũng thấy vết đòn bầm còn trên thân thể. Má hỏi và khi nghe sự thật (giằng co không chịu đưa tiền nên bị đánh) Má đã đau lòng đến mức vừa tắm cho các cụ mà vừa khóc. Sao lại có những con người độc ác, sao họ có thể đối với nhau tàn nhẫn như vậy, nhất là đối với người già và trẻ em? *Bổn cũ soạn lại. Hai ngày sau, Cha Má, Jr. và Wifey lại đến tặng quà và tiền cho một trung tâm người mù ở gần một cái chợ. Nói "trung tâm" là quá đáng. Cha nói, chỗ này ngày xưa là một cái chùa nhỏ (chừng 2,500 sq-ft tổng cộng diện tích mặt bằng) không có sân vườn gì cả.

Sau tháng tư, 1975, Việt Cộng đuổi hết các nhà sư đi kinh tế mới và tịch thu làm thành cơ quan nhà nước. Bây giờ thì thành "trung tâm người mù".Lúc đó, họ cho Má biết ở trung tâm này có 128 người mù. Đa số là các phụ nữ già yếu (trên 65 tuổi) và hầu hết là họ sống ở chỗ khác, ngày ngày đến đó để làm chổi quét nhà. Một cái chổi họ được trả công là $1,000 tiền Việt Nam (lúc đó 1 tô phở, Jr. còn nhớ, là $5,000, gạo là $5,800/kg. Nhớ giá vì tối tối hay dắt cả đám nhóc đi ăn phở gõ và được Má sai đi mua cả tấn gạo cho chùa). Mỗi ngày một cụ có thể làm được 3-4 cái chổi, tức là $3,000-$4,000 (20 - 30 cents).Điều kiện làm việc phải nói là man rợ. Vật liệu làm chổi chà (hay chổi đót?) Nó như vầy:




Cái chánh điện chùa chất hàng đống cọng đọt ("đọt" là đúng từ không?), bụi mù mịt và các cụ phải ngồi bệt dưới đất, vừa hít bụi và phải mò mẩm tết từng cọng chổi lại với nhau, rồi dùng dây kẽm quấn lại. Có vài cụ bị cắt tay máu chảy tùm lum mà vì mù nên không biết, vẫn cứ làm việc chăm chỉ rất tội. Cũng như lần đi trung tâm tình thương, Má làm 150 phần quà mang đến cho con số 128 người. Đến nơi thì chỉ có 67 người. Lý do là vì mấy cụ kia ở xa chưa biết tin để đến nhận (dù Cha Má đã hẹn 3, 4 ngày trước).

Không lẽ đã mang cả đống quà đến nơi rồi lại vác về hotel? Sau khi phát quà và tiền xong, trước mặt tất cả mọi người, Cha Má nói xin gởi quà và tiền lại đó cho ông quản lý, và nhờ ông ta chuyển lại cho những cụ già nào không có mặt hôm đó để nhận sau. Chia tay ra về mà cả Cha lẫn Má không nghĩ là mình "giao trứng cho ác." (Cha luôn là một "eternal optimist", luôn tin rằng bản chất con người là tốt, cái Thiện luôn thắng cái Ác, sự tử tế luôn cảm hóa được con người. Bởi vậy khi ở Việt Nam Jr. cứ nghe mấy người bạn của Cha mắng Cha mấy câu này hoài: "Đồ điên!", "Già đầu mà khờ câm!" và "Giao trứng cho ác!").

Sáng hôm sau, Jr. đưa Má và Wifey đi chợ. Mua vài bó hoa cắm trong phòng và vài món trái cây xong hãy còn sớm nên Má đòi ghé lại vô trung tâm người mù để thăm các cụ, và vì Má cũng muốn học xem coi cách làm chổi từ đầu đến cuối nó ra làm sao. (Má rất thích mấy cái món arts and craft này). Lạy Chúa! Vô đến nơi thì cái đống quà hôm qua biến đâu mất tiêu. Hai lão quản lý cũng biến mất!

Hóa ra hai lão đang ở trên gác - chẳng khác gì Thượng Đế Dép Râu - vừa uống rượu vừa nằm phưỡn ra cho hai ông mù khác làm massage! (Lúc đó chỉ mới 9 giờ sáng!) Má giận đến nỗi ngọng luôn không nói được một câu nào, lôi hai vợ chồng Jr. đi về ngay tại chỗ. Về tới hotel Má kể lại với Cha. Vậy là Cha lôi cổ Jr. chạy lại trung tâm đó để học bài học "tình đời". Cha hỏi mấy người hàng xóm quanh cái chùa thì được biết ra là ngay sau khi Cha Má và Jr. đi về thì hai lão kêu mấy bà chủ sạp hàng trong chợ tới bán đổ bán tháo cái đống quà sạch sẽ. Cũng như cái trung tâm tình thương, số tiền $100,000 đồng Việt Nam cho mỗi cụ già mù cũng bị móc túi "tịch thu" ngay sau đó.

Một trăm ngàn là họ phải làm 100 cái chổi, là tiền lương còm cõi cho một tháng lao động cật lực! Đây là câu chuyện thứ hai (còn tới mười mấy chuyện như thế này nữa Jr. trải nghiệm khắp bốn vùng chiến thuật. Ở Nha Trang thì còn cái lần đến trung tâm tình thương có tên là Hướng Dương của các "Ma-Sơ" quản lý và một cái chùa ở Cam Ranh cũng "equal opportunity" ê chề, chán ngán trước lòng tham và gian dối. Nhưng Jr. kể chỉ hai chuyện ở Nha Trang thôi là đủ giúp buồn ở đây rồi!) Có một điều quý giá Jr. học được từ những lần đến thăm viếng và làm từ thiện ở Việt Nam muốn chia xẻ, đó là giá trị của "human contact." Không thể diễn tả được sự xúc động khi ôm những con người bất hạnh này trong lòng và cảm nhận được những thân thể nhỏ bé kia rung lên. Dường như họ bị bỏ quên, bị quăng ra ngoài lề xã hội từ rất lâu.

Và sự khao khát một chút âu yếm, dịu dàng của họ là vô tận. Sự quan tâm, sự cảm thông, tình thương giữa người-và-người bày tỏ qua vòng tay ôm siết, cái nắm tay, choàng vai, hay những cái vuốt đầu, những cái hôn lên tóc, lên trán, lên má... tuy đơn giản và tầm thường nhưng là món quà quý hơn tất cả những gì mình có thể trao cho những người già cô đơn, những em nhỏ mồ côi thiếu thốn tình thương, chăm sóc này. Đừng chỉ tặng họ tiền bạc hay vật chất - không đủ - hãy trao tặng thêm cho họ một nghĩa cử của tình thương: some human contact. Sáu tuần ở Việt Nam là sáu tuần nặng nề, khó thở. Và buồn, buồn rã rượi. Không thể nào quên .

No comments: