Monday, August 22, 2011

CHÚA TỂ SƠN LÂM



Tài liệu tổng hợp


HỔ TRÊN THẾ GIỚI


Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), năm 2010, số lượng Hổ trên toàn thế giới chỉ còn 3200 đến 3500 con, trong đó Hổ Bengal khoảng 2300 con.

Hổ trên thế giới có 9 phân loài, trong đó có 3 loài đã tuyệt chủng là: Hổ Caspian (Panthera virgila), Hổ Javan (Panthera sandaica), Hổ Balinese (Panthera balica). 6 loài còn tồn tại là: Hổ trắng hay Hổ Bengal (Panthera tigris tigris), Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti), Hổ Nam Trung Hoa hay Hổ Hoa Nam (Panthera tigris amoyensis), Hổ Amur (Panthera tigris sumatrae), Hổ Malayan (Panthera tigris jackoni).
Sau 1975, tình trạng các thú vật tại Thảo Cầm Viên Saigon sa sút. Các loài vật gầy đói vì thực phẩm, thuốc men bị xén bớt và thiếu thú ý săn sóc.

1. Hổ là loài mèo lớn nhất trên Trái đất.
2. Thế giới có 8 phân loài hổ. Đó là hổ Java, hổ Bali, hổ Đông Dương, hổ Caspi, hổ Sumatra, hổ Bengal, hổ Soberia, hổ Hoa Nam. Hổ Hoa Nam được coi là tổ tiên của loài hổ. Châu Phi không hề có hổ.

3. Thế nhưng ba phân loài đã tuyệt chủng. Hổ Bali không còn có trong thiên nhiên từ những năm 1940, hổ Caspi những năm 1970 và hổ Java những năm 1970.

4. Hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng của hổ thuộc loại cao nhất trong muôn loài. Hổ Hoa Nam chỉ còn khoảng 60 con trong các vườn thú và khoảng 20 con trong thiên nhiên (và đã hai thập kỷ qua, chưa ai trông thấy con nào).

5. Một con hổ nuôi có thể sống đến 20 năm, trong khi sống trong tự do chỉ thọ từ 19 đến 15 năm.

6. Do tuyết lạnh, hổ Siberia lông rất dày và to lớn nhất. Chúng dài trung bình 2,75m và nặng chừng 245kg. Tiếp đó là hổ Bengal, dài 2,7m và nặng 218kg. Hổ Sumatra nhỏ nhất, chỉ dài 2,4m và nặng 113kg.

7. Nặng kỷ lục là một bác hổ Siberia, những 465kg.

8. Về dân số thì hổ Bengal đông nhất, khoảng 3.000 con. Và ít nhất là hổ Hoa Nam, như đã nói.

9. Nước bọt hổ là chất sát trùng rất mạnh, được chúng dùng làm sạch và chữa vết thương.

10. Hổ sống đơn độc, theo kiểu “giang sơn nào anh hùng ấy” trên một lãnh địa riêng. Trung bình một con hổ cần 160km2 để sống. Chúng đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách tưới lên gốc cây nước tiểu rất khai hoặc cào mạnh lên thân cây.

11. Mùi nước tiểu đánh dấu lãnh thổ là một “mật mã” mà chỉ những con hổ khác mới hiểu được. Nó thông báo “không cho phép vượt qua” hoặc “cho phép” khi muốn tìm vợ (hoặc chồng) trong mùa giao phối. Lãnh địa của hổ đực bao trùm lên lãnh địa của nhiều hổ cái. “Giấy phép” chỉ cấp trong một số ngày.

12. Hoa văn vằn vện trên thân mỗi con hổ một khác, như dấu vân tay của người vậy. Nếu cạo lông hổ đi thì khi mọc lại, bộ trang phục vẫn y như cũ.

13. Trong các giác quan, tai hổ thính nhất. Mắt hổ vào ban đêm tinh hơn mắt người đến 6 lần. Nanh hổ dài 8-9cm, hàm hổ khỏe, có thể ngoạm sâu và làm gãy xương sống bất cứ con mồi nào. Vuốt hổ sắc, gân chân hổ rất dai và bền (để giữ mồi và làm nó vẫn đứng vững khi đã bị bắn chết). Duôi hổ dài bằng nửa thân, giữ thăng bằng khi nó lao vào con mồi (cũng như để thông tin cho đồng loại).

14. Hổ săn mồi chẳng khéo lắm đâu. 20 lần đuổi theo con mồi, may ra mới 1 lần thu được chiến lợi phẩm. Chúng khoái nhất là thịt lợn, hươu nai, trâu bò, sau mới đến thỏ và cá. Để no nê, một bữa phải 27,2kg thịt. Ăn thừa, hổ giấu hoặc chôn vùi nơi nào đó để dành cho bữa sau. Nhưng cũng có thể nhịn cả tuần liền. Chỉ hổ Ấn Độ là thích ăn thịt người. Mỗi năm ở đây có chừng 50 người bị hổ ăn thịt.

15. Hổ thường ngủ 18 tiếng mỗi ngày. Hổ thích bơi và đằm mình trong nước.

16. Ba tuổi hổ bắt đầu trưởng thành. Một gã hổ đực có thể “làm tình” 6 lần trong một giờ. Có lẽ đó là lý do để Đông y coi sản phẩm từ hổ là thuốc bổ dương chăng?

17. Hổ cái mang thai 102-106 ngày và thường sinh 2, 3 con, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Tỷ lệ đực/cái là 1/1, hổ con mới đẻ chưa mở mắt và lớn rất nhanh, tăng khoảng 100 g/ngày. 12-13 tuần bắt đầu biết rượt đuổi và vật lộn nhau để học cách săn mồi. nhưng vẫn bám đuôi mẹ khi đã 2, 3 tuổi, để được mẹ bảo vệ, nếu không có thể bị các hổ đực khác ăn thịt.

18. Hổ trắng không phải là hổ bạch tạng, mà là một dòng riêng thuộc hổ Bengal.

18. Hổ đi vào thần thoại nhiều nước châu Á. Người ta thờ hổ, gọi hổ là “ông”.

19. Trong Đông y, các bộ phận của hổ được dùng làm ra các thứ thuốc quý dựa trên nhưng lời đồn đại đã trên 1.000 năm nay, nhưng chẳng có dẫn chứng khoa học nào chứng minh cho những điều đó.

20. Ngoài ra, hổ còn phục vụ cho các thú chơi kỳ quái. Nhà giàu thích bày biện bộ da hổ, hổ nhồi bông trong nhà. Nanh hổ, vuốt hổ để đeo làm đồ trang sức hoặc trừ tà.

21.Xưa nay hổ đều bị tiêu diệt một cách tàn nhẫn. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, ít nhất 100.000 con hổ đã bị bắn hạ.

22. Từ năm 1959, hầu như ở những nước có hổ sinh sống đều có đạo luật bảo vệ hổ, phạt nặng việc buôn bán hổ để thỏa mãn đòi hỏi của “thị trường hổ”. Từ năm 1960 đến 1984, tại Hoa Nam, người ta đã tịch thu 3.000 bộ da hổ. Hổ Bengal trung bình mỗi ngày bị giết một con.

23. Thế nhưng nạn săn bắt trộm vẫn diễn ra. Những nước tiêu thụ các bộ phận cơ thể hổ chủ yếu là Trung Quốc (và Đài Loan), Hàn Quốc, Nhật Bản. Còn thuốc và sản phẩm Đông y từ hổ có thể mua tại khắp nơi trên thế giới kể cả Anh, Mỹ, Tây Âu, Australia…

24. Một nhà máy rượu ở Đài Loan mỗi năm nhập 2.000kg xương hổ, tương đương 100 đến 200 con hổ bị giết hại và sản xuất ra 100.000 sản phẩm rượu ngâm cao hổ cốt. Có lẽ để bảo vệ hổ phải xóa bỏ cả “thị trường tiêu thụ hổ và các bộ phận từ hổ”.

25. Hổ trong các sở thú trên thế giới hiện nhiều hơn hổ trong thiên nhiên hoang dã. Riêng tại nước Mỹ, số hổ nuôi nhiều gấp đôi số hổ sống tự do trong rừng hiện nay. Ngoài số hổ nuôi công khai, nhiều nước châu Á còn nuôi hổ bất hợp pháp vì mục đích thương mại.

HỔ TẠI VIỆT NAM

Ông Trần Văn Tâm năm nay 55 tuổi là một người đã làm việc tại Sở thú Saigon 21 năm. Ông cho biết 21 năm gắn bó với chúa sơn lâm, chỉ nhìn vẻ mặt, ông Tâm cũng biết chúa sơn lâm đang yêu, buồn hay vuià Làm việc quen với hổ, cũng nhiều phen hết hồn vì những vị chúa sơn lâm này, nhưng để kết luận một câu về loài thú dũng mãnh này, ông đúc rút: "Hổ là loài thú dễ thương và thu hút nhất".

Thời gian đầu vào làm, mặc dù được học hỏi từ những bậc tiền bối trong nghề chăm thú dữ nhưng không tránh khỏi những sai sót, có lần ông Tâm đã bị cọp tấn công làm hoảng hồn.

"Những lần hoảng hồn vì cọp thì nhiều lắm. Mình làm vệ sinh cho nó, sơ ý là bị nó quơ ngay. Có lần tui bị rách áo rồi. Nhưng làm việc hoài với cọp nên quen tiếng gầm của cọp, quen với những âm thanh của tụi nó rồi. Tiếng nó gầm lớn lắm, nhiều người không quen với âm thanh gầm gừ thì dễ giật mình lắm".

21 năm gần gũi với cọp, bây giờ chỉ cần nhìn vào mắt, vào tai, xem cử chỉ của nó là ông bắt được tâm trạng của cọp ngay. Ông đã từng "vuốt lông cọp, sờ đầu Cọp" và kết luận có lúc cọp cũng "hiền", cũng thuần và rất thân quen.
Khâu chọn lựa đồ ăn cho hổ hết sức quan trọng, không chỉ hợp khẩu vị mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lí.

Dạo trước có con Long, giống Amur, tui nuôi nó từ nhỏ nên nó quen mình, nhớ mình, mình có thể sờ má, vuốt lông nó. "Nó như con chó bec-giê vậy, dữ thật nhưng mình nghe âm thanh, nhìn ánh mắt cử chỉ của nó là biết nó đang giận dữ hay tuân phục mình".

Tui kêu mà thấy nó dụi đầu vào song sắt thì chứng tỏ nó đang trìu mến với mình. Còn khi nào mình kêu nó mà thấy mắt nó long lên, dáng đi sấn tới là lúc đó nó đang dữ. Mình phải hiểu nó mới làm việc được - ông chia sẻ kinh nghiệm.

Thấy tôi giơ máy ảnh lên chụp con cọp tên Rô trong Thảo Cầm Viên, ông vội la lớn: "Đứng lui ra, móng vuốt của nó dài, nó nhảy bổ ra nguy hiểm lắm". Vườn thú đã làm hàng rào ngăn cách để đảm bảo an toàn cho khách tham quan, nhưng, để có thể chụp được tấm hình đẹp về những chú cọp, nhiều người leo lên cả lan can đưa máy lên cao chụp qua song sắt.

Ông nói, làm thế nguy hiểm lắm. "Trông nó "hiền" thế thôi, nhưng nó dữ lúc nào mình không hay, sơ sẩy nó có thể nhảy bổ vào hàng rào chụp mình bất cứ lúc nào, không bị thương thì cũng giật mình mà té".

Theo ông Tâm, khó nhất trong việc chăm sóc cọp là khâu trị bệnh. Không hề dễ dàng để chích hay cho cọp uống thuốc. Muốn cho cọp uống thuốc thì phải nhét vào thịt cho cọp ăn. Nhưng cọp rất tinh, thường ngửi thấy mùi thuốc là cọp sẽ không chịu ăn. Vì vậy nhiều khi phải chích thuốc cho nó. Thảo Cầm Viên phải chế một loại ống chích thổi có thiết kế đặc biệt cho thú hoang dã. Ống chích này có thể thổi từ xa để đảm bảo an toàn cho người.

Thời gian cọp bị bệnh phải theo dõi chặt chẽ và có chế độ chăm sóc cẩn thận. Phải nhìn vào từng biểu hiện của cọp qua ánh mắt, mũi, miệng, thậm chí thói quen vệ sinh của tụi nó để hiểu tâm sinh lí của nó. Thường cọp đi vệ sinh một chỗ cố định, nếu thấy nó thay đổi vị trí thì chắc chắn nó đang có vấn đề - ông Tâm chia sẻ.

ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA HỔ

Làm việc với cọp lâu năm, ông nắm rõ cả thời gian cọp "đang yêu" với những thay đổi về mặt tâm sinh lí. Cọp không sống chung với nhau, mỗi con một lãnh thổ riêng, nhưng khi động dục cọp thường có sự thay đổi, tìm kiếm bạn tình.

Đến thời gian động dục, cọp cái thường nhổng đuôi lên, rồi quất tới quất lui, tiết nước tiểu cho cọp đực ngửi mùi và biết nó đã "sẵn sàng" vào cuộc yêu. Người chăm sóc phải tinh tế để nhận ra và cho cọp đực gặp gỡ cọp cái.

Trước đây Thảo Cầm Viên có nhập cọp Amur về. Đây là loại cọp có sức sinh sản tốt và đã từng sinh sản hai lần tại Thảo Cầm Viên, nhưng cả hai lần cọp mẹ đều không chịu nuôi con. Lí do là cọp bố và cọp mẹ vốn là hai anh em nên bị đồng huyết, cọp mẹ ruồng bỏ con mình nên cọp con chết. Sắp tới, hi vọng Thảo Cầm Viên sẽ có những chú cọp con đầu tiên được sinh ra.

Ở Việt Nam hiện có gần 100 con, được nuôi ở Vườn thú Hà Nội, Thảo Cầm Viên TP.HCM và ba doanh nghiệp Đại Nam, Thanh Cảnh, công ty bia Pacific ở Bình Dương. Trong đó, Thảo Cầm Viên hiện có 5 con: 3 Hổ Đông Dương (2 đực, 1 cái), 2 con Hổ Bengal (1 đực, 1 cái) nhập từ Canada về ngày 5/12/2009.


Như muôn loài vật khác , cọp cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo. Chỉ đến mùa giao phối, hổ mới có nhu cầu sống cùng "bạn khác giới" Hổ là loài độc cư, chỉ đến thời kỳ giao phối chúng mới đến sống cùng nhau. Độ tuổi phát dục của loài hổ tương đối giống nhau. Hổ cái khoảng 3 tuổi rưỡi, còn hổ đực thì muộn hơn một chút. Thời kỳ động dục của hổ diễn ra từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Trong thời gian này, tiếng gầm của hổ rất vang, có thể đạt đến 2km, xa hơn bình thường gấp nhiều lần để có thể quyến rũ bạn tình.

Tuy nhiên, cuộc chinh chiến với yêu đương của “ông ba mươi” không hoàn toàn đơn giản. Trong suốt mấy tháng ròng ấy, những chú hổ đực phải lang thang khắp nơi để tìm cho được người bạn tình như ý của mình. Cho đến khi gặp được “ý trung nhân” mọi việc cũng chưa hẳn đã kết thúc. Một cô hổ cái xinh đẹp có thể có đến 4-5 chàng theo đuổi. Vì vậy, chỉ có chàng hổ nào thực sự đủ mạnh để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh mới giành được trái tim của người đẹp. Đó hoàn toàn không phải là một cuộc chiến dễ dàng, ngược lại, nhiều khi những chàng hổ đáng thương phải trả bằng cái giá rất đắt.

Nhưng “thắng thì làm vua”, chàng hổ dũng mãnh nhất sẽ giành được trọn vẹn trái tim của người đẹp. Thông thường thì các cặp tình nhân hổ thường làm tình với nhau vào buổi sáng sớm trong lành và yên tĩnh. Mỗi ngày, chúng "gặp nhau" khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Các nàng khi động dục thường phát ra tiếng kêu hưng phấn, chủ động tiếp cận hổ đực




Chuyện yêu đương mãnh liệt của chúa sơn lâm Các cặp tình nhân hổ cũng không bao giờ vội vàng. Trước khi làm tình, hổ đực và hổ cái bao giờ cũng có thói quen ngửi mùi của nhau. Sau đó, hổ đực mới từ từ đi ra phía sau hổ cái và cuộc làm tình bắt đầu. Cuộc ái ân giữa một cặp hổ kéo dài không quá một phút. Hổ cái thường có thói quen phát ra tiếng kêu hưng phấn và kích động trong khi đang ân ái với bất cứ chú hổ đực nào. Còn hổ đực lại có thói quen cắn nhẹ vào phần đầu và gáy của hổ cái.

Cứ như vậy, cuộc tình giữa một cặp hổ kéo dài trong khoảng 4-5 ngày liên tiếp. Nhưng một điều mà bất cứ chàng hổ nào dù dũng mãnh nhất cũng không quên rằng, ngay sau khi cuộc “mây mưa” đã kết thúc thì ngay lập tức phải rút lui nếu như không muốn xảy ra một cuộc chiến nảy lửa.

Hổ cái 1-2 năm mới sinh nở một lần, mỗi lần mang thai kéo dài 105 ngày, mỗi lần mang thai từ 1-5 hổ con, thông thường thì chỉ có 2 con. Hổ mẹ chịu trách nhiệm nuôi nấng hổ con cho đến khi hổ con trưởng thành, thông thường khoảng thời gian này là 3 năm. Hổ đực sau cuộc tình chớp nhoáng thường trở về với lãnh địa của mình và tìm kiếm một nàng hổ mới. Cũng có trường hợp người ta thấy hổ đực cùng vợ và các con sống cùng nhau. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.So với các loài động vật khác, hổ vào hạng bét về khoản tình dục.

Có nhiều loài mà hổ phải tôn xưng làm sư phụ. Riêng dê và khỉ thì không thèm chấp chú em hổ về khoản ấy.:Có những sự thật về loài hổ khiến chúng ta không khỏi bất ngờ, thí du: một gã hổ đực có thể “làm tình” 6 lần trong một giờ. Dưới đây là 25 bất ngờ về "ông ba mươi". Để phục hồi lại sức khỏe, chàng hổ phải ăn uống, bồi bổ, nghỉ ngơi cả tháng trời. Điều kém cỏi nhất trong chuyện sex của hổ, là mỗi lần giao hoan, thường chỉ kéo dài 5-7 giây, lâu lắm thì được nửa phút. Như vậy, so với con người, hổ còn kém xa về cái khoản dai sức.


h.

Cười vỡ bụng cho truyền thuyết...pín hổ, Tin tức trong ngày,
Sau mỗi "cuộc chiến" kéo dài 3-4 ngày, chàng hổ mệt lử.


Đã thế, lượng tinh trùng của hổ có vẻ như không được “xịn lắm”, nên ít khi đậu thai trong đợt giao hoan đầu tiên. So với các loài động vật khác, hổ vào hạng bét về khoản tình dục. Không kể đâu xa, ngay trong Vườn thú , có nhiều loài mà hổ phải tôn xưng làm sư phụ. Riêng dê và khỉ thì không thèm chấp với chú em hổ về khoản ấy.

Một con khỉ độc (khỉ đực – đầu đàn) có thể đảm bảo thỏa mãn cho mấy chục khỉ cái trong đàn. Con khỉ đực có thể giao phối liên tục cả ngày, kéo dài quanh năm suốt tháng và sẵn sàng quyết chiến nếu khỉ đực khác dám bén mảng quyến rũ các bà vợ của mình. Còn ở chuồng dê, sáng nào cũng vậy, khi các nàng dê vừa mở mắt, chàng dê đực đã đứng gác ở cổng, “xử ” từng em một, nhanh chóng, đều đặn và thường xuyên cứ như kiểu “quẹt thẻ” ở sở. Cả ngày, chàng dê ta chỉ có mỗi việc là ngong ngóng xem em nào có biểu hiện thèm , là sáp vô tấn công liền. Ngày nào cũng như ngày nào, chàng dê đực đều làm tình cỡ trên dưới trăm lần.

Sau mỗi “cuộc chiến” kéo dài 3-4 ngày, chàng hổ mệt lử. Ngoài khả năng tình dục không được mạnh bằng nhiều loài vật khác, kể cả lần và lượng, thì pín của hổ cũng không được to lắm. Tuy hổ là một con vật to lớn, chúng có thể nặng đến 3 tạ, song pín (dương vật) của nó lại bé xíu, chỉ lớn hơn chiếc đũa một chút. Anh đã vạch pín của con mèo nặng 3kg và so sánh với pín của hổ nặng 2 tạ thì thấy hai cái bằng nhau.



Điều bất ngờ nhất, đó là pín hổ không hề có gai như con người đồn đại. lấy danh dự của người nuôi hổ hơn 20 năm nay, từng cả trăm lần tận mắt pín hổ thòng lõng ra ngoài, khẳng định rằng, những cái pín hổ với gai góc xù xì bày bán thậm thụt khắp nơi chắc chắn là đồ dỏm.

Cười vỡ bụng cho truyền thuyết...pín hổ, Tin tức trong ngày,
Pín hổ bán tràn lan ngoài thị trường (Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng).


Người từng nấu cao cả trăm con hổ trong suốt 50 năm qua quả quyết pín hổ không những rất bé, chỉ bằng ngón tay út, mà lại không hề có cái gai nào. Âm vật của các nàng hổ cái cũng rất bé, phù hợp với “súng ống” kém cỏi của hổ đực. Chẳng thế mà, bà mẹ hổ nặng 200 đến 300kg, lại đẻ ra những chú hổ con rất bé, chỉ chừng 1kg.

HỔ TRÊN THỊ TRƯỜNG


Đang ngồi cạnh bầy hổ trò chuyện về loài vật đã đi vào huyền thoại về sức mạnh tình dục, thì anh T lại ngỏ ý nhờ tôi chuyển lời cảnh cáo với những đại gia mê món pín hổ ngâm rượu. Theo anh T, hầu hết lượng pín hổ bán ở thị trường là đồ giả. Tôi đã có nhiều lần tận mắt pín hổ khi đóng vai đại gia đi săn đồ ngâm rượu. Mấy ông thầy lang trong khu phố còn lôi cả dây pín hổ (cứ như kiểu nhà hàng kinh doanh phở xâu quả ớt treo trên bếp cho hấp dẫn) ra cho tôi chọn với giá 100 đô cái.

Pín hổ thực sự chỉ bé tý như thế này . Người đời lầm tưởng hổ là loài mạnh nhất trong "chuyện ấy" Thậm chí, pín hổ cũng được bày bán cả đống trong các phiên hội chợ diễn ra ở các tỉnh lẻ. Giá mỗi cái pín hổ khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng. Chưa nhìn thấy pín hổ thật bao giờ, song tôi dám chắc đó là pín giả, vì lấy đâu ra lắm pín hổ như thế. Theo một số “chuyên gia” nấu cao hổ bịp , pín hổ giả bày bán tràn lan ở thị trường chẳng qua là gân bò, được các nghệ nhân điêu luyện chế tác mà thành.

Sau mỗi "cuộc chiến" kéo dài 3-4 ngày, chàng hổ mệt lử. Theo các “chuyên gia” này, mấy ông “nhà nghề” cũng chẳng nhìn thấy pín hổ bao giờ, nhưng cứ nghe theo lời đồn mà chế thì sẽ bán được. Người mua có nhìn thấy pín hổ bao giờ đâu, nên họ chỉ tin vào lời đồn, chứ họ chẳng tin vào cái pín thật. . Pín hổ sấy khô rồi còn to bằng ngón tay cái, dài đến 30cm. Cứ tính toán, cục thịt to bằng bắp tay, hun khói trên gác bếp cả tháng trời, còn bé bằng ngón tay cái, đủ biết pín của hổ thuộc hàng to như thế nào.

Dấu hiệu dễ nhận biết và đặc biệt nhất của pín hổ là những chiếc gai ở đầu, khi khô quắt lại, cứng như thép, nhọn như mũi kim. Mỗi cái gai dễ dài đến cả cm. Dương vật hổ quả là một thứ kỳ dị, chả giống với pín của loài động vật nào. Thế nên, nó mới tạo ra những huyền thoại, để người đời ra sức săn lùng, tốn kém tiền của để mua một cái ngâm rượu uống, những mong một người khỏe… nhiều người cùng vui! Pín hổ bán tràn lan ngoài thị trường

Pín hổ bán tràn lan ngoài thị trường
Có đai gia đã sẵn sàng đổi chiếc xe ford mới tinh 5 chỗ đang đi để lấy một bình rượu ngâm 4 vó hổ cùng với một cái pín. Anh ta quý bình rượu như tính mạng mình, nên thường để trong cốp xe Lexus LS 460 . Đi đâu anh cũng mang nó đi, thi thoảng lại làm chén. Bạn bè thân lắm anh mới mời một ly mắt trâu. Đã đôi lần được thưởng thức rượu pín hổ của anh, song quả thực, tôi chưa thấy sự khác biệt nào cả. “Thiên hạ cứ đồn khả năng tình dục của hổ là vô địch, ăn uống cái gì của hổ cũng khỏe, đặc biệt là pín hổ mà ngâm rượu thì viagra cũng không sánh bằng. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào kiểu suy diễn “ăn gì bổ nấy”, thì việc uống rượu pín hổ sẽ rất kém tác dụng!”


So sánh pín con hổ nặng 200kg với pín con mèo nặng 3kg thì thấy chúng bằng nhau. Tuy mỗi ngày hổ có thể sex 30 lần, nhưng chỉ đến ngày thứ 4 hoặc thứ 5 là đã lẩy bẩy kiệt sức. Nhiều chú còn bỏ ăn mấy ngày liền và tất nhiên là chẳng thèm đoài hoài đến em hổ xinh đẹp đang động dục ầm ĩ nào nữa.

No comments: