Sunday, January 31, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ


*



TƯ NHÂN HÓA, GIA ĐÌNH HÓA

HAY TRUNG QUỐC HÓA

TÀI SẢN QUỐC GIA VN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.01.2010

UNICODE: http://VietTUDAN.net

Kinh tế Trung quốc và Kinh tế Việt Nam thóat thai từ Chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Chủ trương Kinh tế này còn mang một khía cạnh nhân đạo, đó là Bao Cấp và đồng hưởng Xã hội. Để có thể thực hiện Chủ trương Kinh tế ấy, thì Nhà Nước tập trung quyền lực Chính trị độc tài về mình, đồng thời giữ luôn độc quyền phác họa những kế họach Kinh tế gồm Sản xuất và phân phối Tiêu thụ.

Kinh tế nhóm đảng Mafia:

Một người làm quan, cả họ được nhờ

Chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và Bao cấp Xã hội đã thất bại vì tiền bạc chung bị thất thóat và bao cấp xã hội làm người ta lười biếng. Do đó, Trung quốc cũng như Việt Nam tuyên bố chuyển mình sang Chủ trương Kinh tế Tự và Thị trường. Nhưng Chủ trương Kinh tế Tự do và Thị trường THỰC SỰ đòi hỏi phải có một Môi trường Chính trị-Pháp lý phù hợp (Environnement Politico-Juridique adéquat): Tư hữu những phương tiện sản xuất và tiêu thụ, Tự do tư doanh, Tự do thương lượng và ký kết giao kèo, Luật pháp bảo đảm những quyền sinh họat Kinh tế phải do những cá nhân đồng quyết định (Dân chủ).

Trung quốc và Việt Nam nói rằng chấp nhận Chủ trương Kinh tế Tự do và Thị trường cho mọi tác nhân Kinh tế, nhưng đã đặt hệ thống Kinh tế trong một Môi trường Chính trị-Luật pháp cũ của Chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy: độc đảng giữ trọn quyết định trên những phương tiện sản xuất, độc đảng nắm đất đai và tài nguyên quốc gia, độc đảng giữ trọn những sinh họat kinh tế/ thương mại qua những Công ty quốc doanh, Luật pháp liên quan đến sinh họat Kinh tế do độc đảng thiết lập và cá nhân phải tuân phục. Đảng đã thêm vào cái đuôi “định hướng XHCN“ để lấy cớ giữ trọn cái Mội trường Chính trị-Pháp lý bảo đảm cho độc tài Chính trị và độc quyền Kinh tế, đồng thời làm một việc bất nhân nữa là không nhận trách nhiệm bao cấp và đồng hưởng xã hội.

Đó chính là bóc lột của nhóm đảng Mafia mà kết quả là nhóm đảng Mafia trở thành giầu nứt khố và đại đa số dân chúng bị bóc lột đến nghèo kiết xác. Không có CÔNG LÝ ở một lọai Kinh tế như vậy, tất nhiên cũng không thể có HÒA BÌNH xã hội.

Sự phản kháng của đại đa số Dân chúng tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam đang lên mạnh để đòi hỏi CÔNG LÝ và do đó HÒA BÌNH cho cá nhân và xã hội. Trước sự phản kháng lên mạnh này, nhóm đảng Mafia đã trở thành giầu có sau những chục năm bóc lột, cảm thấy rằng không thể ngồi yên thụ hưởng, nên dường như đang tìm cách cất giấu tiền bạc dưới một chiêu bài nào đó.

Việc chuyển tài sản ra nước ngòai để cất giấu là sự tất nhiên. Giới Ngân Hàng Thụ sĩ nói nhỏ với nhau rằng họ sẽ nhận được việc chuyển từ Trung quốc sang Thụy sĩ số tài sản tới USD.180 tỉ. Chúng tôi cũng đọc tin thấy rằng Việt Nam đang định “tư nhân hóa“ một số Công ty quốc doanh lớn. Đây cũng là chiêu bài để nhóm đảng Mafia cất giấu tài sản tại chính quốc nội.

Không phải chỉ nguyên chúng tôi nhận định về Kinh tế nhóm đảng Mafia Trung quốc và Việt Nam. Có nhiều người đã viết. Chúng tôi xin trích đăng một số tỉ dụ.

Nhà phân tích Bill Hayton nói về

Kinh tế Mafia gia đình tại Việt Nam

Việt Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không bình yên. Báo Foreign Policy (foreignpolicy. com) hôm 21-1-2010 có bài viết nhan đề “Vietnam’s New Money” (Đồng Tiền Mới của VN) cho thấy một viễn ảnh u ám của kinh tế và xã hội VN, và dịch tóm tắt như sau.

Nhà phân tích Bill Hayton mở đầu bài viết bằng hình ảnh ngày 16-11-2008, kể về đám cưới của 2 doanh nhân tại khách sạn sang trọng Caravelle ở Sài Gòn: Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam, và cô dân là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, chủ tịch quỹ đầu tư VietCapital. Hai công ty của cô dâu chú rể kết hợp quản trị 150 triệu đô la các khoản đầu tư ở VN.

Cô Phượng là con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Chú rể là Việt kiều công dân Mỹ, con của một gia đình chạy khỏi VN năm 1975 để trốn chế độ CS, bây giờ trở về để cưới con của một trong những người quyền lực nhất nước.

Đám cưới này biểu hiện cho thấy Đảng CSVN vẫn khống chế cả khu vực công lẫn tư. Nhiều hãng tư thực ra nguyên là hãng quốc doanh cũ (SOE) hay vẫn còn thuôc quyền nhà nước quản lý, và hầu hết vẫn điều hành bởi các đảng viên.

Hầu hết những người chỉ huy kinh tế tư doanh hiện này là do đảng chỉ định, hay gia đình họ, hay bạn bè của họ. Giới thượng lưu CSVN đang biến chủ nghĩa tư bản VN trở thành một kinh doanh gia đình. Và nếu phiên tòa xử 4 nhà dân chủ tuần này về tội lật đổ chính phủ có dấu hiệu nào, thì tình hình củng cố quyền lực đảng là diễn biến kinh sợ cho tương lai VN.

Có nhìều điển hình về mối quan hệ gia tộc và tiền bạc, quyền lực tại VN: một trong những người giàu nhất VN là Trương Gia Bình, chủ tịch công ty tin học lớn nhất VN, hãng FPT. Bình cùng là ngưòi duy nhất tại VN thường được nhắc với nhãn hiệu “cựu phò mã” bởi vì Bình từng kết hôn với con gaí cuả tướng Võ Nguyên Giáp.

Một thí dụ khác là Đinh Thị Hoa, người VN đầu tiên tốt nghiệp MBA, cao học kinh doanh, tại Đaị Học Harvard. Khi về VN, Hoa lập công ty có tên là Galaxy. Trông thì đúng là mô hình kinh tế tư doanh. Nhưng Galaxy là một trong nhiều công ty thuộc sở hữu của con cái các lãnh tụ đảng. Khi WB cấp học bổng cho Hoa, cha của Hoa là Thứ Trưởng Ngoaị Giao.

Việc kết hợp tài sản của cả nước vào tay các gia đình quyền thế tại VN đang bóp méo nền kinh tế này: kinh tế sẽ đi theo ý muốn của một số ít người, chứ không đi theo nhu cầu của đa số dân. Và mạng lưới chủ nghĩa xã hội bè cánh chia chác kinh tế đang trở thành một đe dọa cho ổn định tương lai VN. VN có cơ nguy gặp số phận của nhiều đứa con cưng trước kia của WB -- bùng nổ kinh tế, rồi sẽ sụp đổ.

Các hãng quốc doanh lớn nhất được hưởng nguồn tài trợ tiền không minh bạch cho các dự án tài chánh với rất ít hợp lý về kinh tế. Vào tháng 6-2008, tới 28 hãng quốc doanh xài 1.5 tỉ đô để thiết lập hay mua cổ phần trong các công ty quản lý tiền đầu tư, các hãng chứng khoán, các ngân hàng thương mại và các hãng bảo hiểm. Có 3/4 công ty tài chánh VN hiện sở hữu của các hãng quốc doanh lớn nhất (còn gọi là tổng công ty).

Với tiền dễ dàng xài như thế, nên mới xảy ra hiện tượng các hãng quốc doanh phải hối lộ khách hàng, cán bộ và thanh tra để nhắm mắt cho vi phạm luật. Câu hỏi là, vào thời khoảng khủng hoảng, Đảng CSVN có thể trừng phạt chính các đảng viên của họ không để đưa kinh tế đen naỳ trở lại vòng kiểm soát. Nhưng bao lâu nữa mới có thể làm thế?

Vụ kết án các nhà dân chủ tuần này có phaỉ là dấu hiệu cho thấy mạng lưới tham nhũng của đảng, của quyền lực và của đặc quyền hiện đã ra ngoaì vòng kiểm soát?

Tim JOHNSTON viết về tư nhân hóa

các Tổng Công ty Việt Nam

Ngày 06.01.2010, từ Bangkok, Ký giả Tim JOHNSTON, dưới đề mục TƯ NHÂN HÓA (PRIVATISATION) đăng trên FINANCIAL TIMES trang 15, đã viết về việc Nguyễn Tấn Dũng sắp cho tư nhân hóa hai Tổng Công ty lớn của Nhà Nước, đó là PETROLIMEX và VIETNAM STEEL CORP.

Petrolimex, trước đây gọi là Vietnam National Petroleum Corp., chính yếu nhập cảng dầu lửa cho cả nước. Hiện Petrolimex có tất cả 6'000 trạm phân phối xăng dầu trên tòan quốc.

Vietnam Steel Corp. là Tổng Công ty sản xuất và cung ứng sắt thép cho Việt Nam.

Phải chăng đây là tiến trình tư nhân hóa Kinh tế hay chỉ vì những lý do sau đây:

=> Tổng Công ty Nhà Nước lãng phí, thua lỗ mà Ngân qũy Nhà Nước thiếu hụt không còn sức bù thêm tài chánh nữa.

=> Một chiêu bài để con cháu đảng giầu có mua lại Công ty nhà nước làm tư hữu và giấu tài sản. Đây có thể gọi là gia đình hóa, hay nhóm đảng hóa tài sản quốc gia.

=> Trung quốc có nhiều tiền muốn chuyển ra nước ngòai. Nếu Trung quốc mua lại đa số phần hùn Petrolimex, thì họ giữ quyền kiểm sóat xăng nhớt tại Việt Nam. Đây sẽ nằm trong chương trình xâm lăng Kinh tế vậy.

=> Cũng vậy, nếu Trung quốc mua đa số phần hùn trong Tổng Công ty Sắt Thép Việt Nam, họ có thể biến Tổng Công ty này thành một chi nhánh Sắt Thép của họ đã khá mạnh trên Thế giới.

Tác giả Tim Johnston nhận định rằng: “The appetite for investment in Vietnam is quite low!“ (Sự ham muốn đầu tư vào Việt Nam còn hòan tòan thấp). Bỏ vốn đầu tư vào một Tổng Công ty vẫn lệ thuộc ở một hệ thống Luật pháp độc tài, độc đảng, đó là liều lĩnh.

Chúng tôi cũng nghĩ rằng giới Việt kiều có thể về thăm Quê Hương, giúp vốn cho người nhà làm ăn nhỏ, nhưng chưa dám bỏ số vốn lớn để hùn vào Petrolimex hoặc Vietnam Steel Corp.

Đại đa số dân chúng thì nghèo khổ, làm sao có tiền hùn vốn mua Petrolimex hoặc Vietnam Steel Corp. Chỉ có nhóm đảng Mafia, đã cướp bóc được nhiều tiền, cánh nhóm đảng Mafia Trung quốc, có thể bỏ vốn mua để cất giấu tài sản.

Jamil ANDERLINI viết về những Công ty của

con Thủ tướng ÔN GIA BẢO

và con Chủ tịch HỒ CẨM ĐÀO

Một sự trùng hợp hy hữu. Cũng trong thời gian này, Tác giả Tim ANDERLINI từ Bắc Kinh, cũng dưới đề mục tài sản tư, viết đăng trên tờ FINANCIAL TIMES ngày hôm qua 27.01.2010, trang 17, một bài về những Công ty của con trai Thủ tướng Oâng Gia Bảo và của con trai Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, con rể của Tướng Võ Nguyên Giáp, tại Việt Nam, nhờ quyền lực độc tài đảng, mà làm ăn giầu có, thì tại Trung quốc, con trai Thủ tướng Oân Gia Bảo và con trai Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng dựa quyền thế sinh sát độc đóan của đảng mà làm ăn thâu tóm tài sản.

ÔN YUNSONG, cũng gọi là Winston ÔN, con trai của Thủ tướng Oâng Gia Bảo, có Công ty tư nhân về tài chánh NEW HORIZON có thể đầu tư tiền tỷ Đo-la. Chúng tôi xin dịch một đọan viết của Tác giả Jamil ANDERLINI:

“Một Tập đòan Tài chánh được thành lập bởi con trai của Oân Gia Bảo, Thủ tướng Trung quốc, đã cùng với một số nhà đầu tư nước ngòai sắp đầu tư số lượng USD.1 tỷ vào lục địa Trung quốc.“

“ÔN Yunsong, cũng được gọi là Winston ÔN, là con trai độc nhất của Thủ tướng Trung quốc, có Tập đòan Tài chánh NEW HORIZON với vốn lúc đầu USD.750 triệu và sắp tăng lên USD.1 tỷ trong những tuần tới.“

Về những bí mật làm việc của những con cái các Lãnh đạo của đảng Cộng sản, Tác giả Jamil ANDERLINI viết: “The children of China’s Leaders enjoy unparalelled access to decision-makers and are seen as essential facilitators by foreign businesses operating in the country. But while their names can help attract investors, any public perception in China that they are trading on their family’s name can be politically devastating and details of their activities are often regarded as state secrets. Internet searches for information on NEW HORIZON and Winston WEN were blocked in China yesterday.“ (Những con cái của các Lãnh đạo tại Trung quốc được hưởng liên hệ không sánh được về việc liên hệ trực tiếp với những người có quyền quyết định và được coi như là những người dàn xếp chính yếu bởi nhà kinh doanh nước ngòai làm việc trọng xứ Tầu. Nhưng trong khi tên của những con cái các Lãnh tụ này có thể quyến rũ những nhà đầu tư, thì bất cứ những sự biết đến của quần chúng rằng những người con này đang làm ăn dựa trên tên gia đình của họ có thể gây tàn phá về mặt chính trị, và những chi tiết họat động của họ thường được coi là những bí mật nhà nước. Những truy tìm tin tức bằng Internet về Tập đòan New Horizon và về Winston ÔN đã được ngăn chặn lại hôm qua tại Trung quốc) (FINANCIAL TIMES 27.01.2010, trang 17).

Về riêng con trai của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tác giả Jamil ANDERLINI cũng viết như sau: “In similar situation in July last year, the Central Propaganda Department ordered all Chinese search engines to block searches related corruption probe in Namibia involving Nuctech, the airport scanner group controlled by Hu Haifeng, 38-year-old son of Hu Jintao, China’s president“. (Trong hòan cảnh giống như vậy vào tháng Bẩy năm ngóai, Bộ Tuyên truyền Trung ương đã ra lệnh xử dụng tất cả những phương tiện tìm kiếm đóng chặt những truy tìm bằng chứng tham nhũng ở Namibia liên hệ đến NUCTECH, Tập đòan Air Scanner dưới quyền kiểm sóat của Hồ Haifeng, con trai 38 tuổi của Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung quốc) (FINANCIAL TIMES 27.01.2010, trang 17).

Kinh tế nhóm đảng Mafia Trung quốc và Việt Nam đang tìm cách giấu cất tài sản bằng tư nhân hóa hay gia đình hóa những Công ty quốc doanh vậy.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

SƠN TRUNG * ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ & ĐÔNG HỒ

*



ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ (1877- 1961),
VÀ ĐÔNG HỒ ( 1906 - 1969),


Năm 1956, sau cuộc thi tuyển, tôi vào học lớp đệ tam trường Quốc Học Huế. Trong cuộc đời học sinh trung học, chúng tôi có hai năm ăn chơi nhàn hạ là năm đệ ngũ và năm đệ tam. Thực sự năm đệ ngũ chúng tôi phải luyện thi để năm sau thi Trung học đệ nhất cấp. Sau một thời gian luyện thi cực khổ để lấy bằng Trung học đệ nhất cấp, năm đệ tam mới thât sự là nghỉ xả hơi để sang năm lại thi Tú tài bán phần, rồi Tú tài toàn phần.

Năm đệ tam, chúng tôi rủ nhau đi du sơn du thủy. Gần thì đi thăm các cung điện, lăng tẩm ở Huế, xa thì ra Quảng Trị xem cầu Hiền Lương hay vào Đà Nẵng thăm Ngũ Hành Sơn. Có vài bạn đi Sài gòn hay Nha Trang, Đà Lạt. Cuộc đời học sinh của chúng tôi lúc đó thật là vui vẻ, sung sướng.


Tôi ở Huế nghe danh cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Mặc dầu tôi có anh bạn là cháu cụ Ưng Bình, nhưng tôi quyết định đi một mình đến thăm cụ. Tôi ở đường Gia Hội, qua cầu Tràng Tiền, rẽ phải là qua Morin, rẽ trái là qua Đập Đá về Vỹ Dạ. Nhà cụ là một biệt thự ở thôn Vỹ Dã. Thôn này đã trở thành một ấn tượng sâu sắc trong lòng người Việt khắp nơi vì bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ " của Hàn Mặc Tử.

Khi tôi bước vào phòng khách, tôi chờ đợi độ năm phút thì cụ bước ra. Cụ mặc áo dài đen, dáng người nho nhã, mặt thanh tao. Lúc bấy giờ Ưng Bình lão nhân đã 80 tuổi, nhưng bước đi vững vàng, thân hình dẻo dai, giọng nói ấm áp, rõ ràng, cử chỉ khoan thai. Cụ là một bậc đại thi nhân ở Huế, dòng dõi lá ngọc cành vàng. Còn tôi chỉ là một cậu học sinh vô danh tiểu tốt, mới 18 tuổi tuổi đầu. Ấy thế mà cụ lại tiếp tôi! Tôi thấy thái độ cởi mở và khoan dung độ lượng của cụ làm tôi kính nể và cảm động!




Cụ nhẹ nhàng hỏi tên tuổi của tôi. Tôi thưa mọi điều với cụ, và nói rõ mục đích là tới thăm một thi hào của xứ Huế. Cụ chỉ cho tôi một quyển sổ lớn, rất dày đặt bàn bên cạnh, yêu cầu tôi ghi vài dòng lưu niệm. Quyển sổ rất nặng và đã cũ, xem ra đã có hàng trăm, hàng ngàn người đến thăm cụ và đã viết . Quyển sổ chỉ còn lại một số it trang.


Tôi ghi ngày tháng, tên họ , ký tên. và để lại chỗ cũ. Trong khi tôi hý hoáy ghi tên họ, cụ thong thả bỏ trầm vào lò hương ở trên bàn. Hương trầm thơm ngát, căn phòng rộng rãi mà yên tĩnh, không người qua lại. Tôi hỏi cụ một vài điều về thi ca, về những nhân vật trong lịch sử, và cụ trả lời rất đầy đủ.

Cụ cho tôi uống nước trà, và cười nói vui vẻ. Ngồi với cụ khoảng nửa giờ, tôi không dám làm phiền cụ nữa mà đành bái biệt ra về. Lúc bấy giờ tôi là một học sinh trung học, kiến thức không có là bao cho nên không có gì để hỏi han cụ, ngoài cái tò mò của tuổi trẻ và lòng kính trọng một danh nhân.


Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng trong suốt cuộc đời tôi, hình ảnh thanh nhã của cụ in sâu vào lòng tôi. Tôi không thích thơ chữ Hán và thơ nôm của cụ nhưng tôi kính trọng cái đức độ của cụ, có thể nói là cái cốt cách đạo hạnh Nho gia và tính cách quý phái vương giả đã hòa hợp trong con người của lão thi nhân một cách tuyệt diệu.



Sau đó vài năm, tôi vào Sài gòn học Đại học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm. Năm 1964, tôi hoàn tất cử nhân Văn Khoa và tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm. Tôi yêu thích văn chương nên xin làm luận án Cao Học Văn chương Việt Nam với giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch.


Luận án của tôi là nghiên cứu Tản Đà. Công việc đấu tiên của tôi là đọc các tác phẩm của Tản Đà và các tài liệu về Tản Đà. Ngoài ra, tôi phải đi gặp các thân nhân và những người quen biết Tản Đà. Tôi đọc An Nam tạp chí thấy Đông Hồ có gửi thư cho Tản Đà, và trong thời gian Tản Đà vào Nam có lẽ hai thi sĩ đã gặp nhau. Vì vậy, tôi đã đến thăm Đông Hồ để hỏi đôi điều về Tản Đà.

Lúc bấy giờ thi sĩ Đông Hồ ở gần khu hồ tắm Chi Lăng Gia Định. Tôi xin gặp tiên sinh thì được tiên sinh cho gặp mặt. . Đông Hồ tiên sinh mặc áo dài đen, khăn đóng ra tiếp tôi. Cũng như Ưng Bình lão nhân, tiên sinh đưa cho tôi một quyển sổ lưu niệm để sẵn trong phòng cho tôi ghi vào tên họ, ngày tháng và chữ ký.

Cũng như Ưng Bình lão nhân, khuôn mặt và dáng vẻ của tiên sinh rất từ ái và bình dị, nói năng ôn hòa và không tỏ vẻ khó chịu khi phải gặp một chàng trai trẻ lạ đến quấy nhiễu cái tĩnh mịch của thi nhân.


Cũng như Ưng Bình Thúc Giạ Thị, thi sĩ Đông Hồ cũng đặt một đỉnh trầm hương ở trên bàn và đốt lên khiến mùi trầm tỏa khắp căn phòng tạo cho tôi cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái. Tiên sinh cũng pha trà đãi tôi. Cách pha trà của tiên sinh rất cầu kỳ giống như Ưng Bình. . Trước hết, tiên sinh bỏ trà vào ấm trà, sau chuyển nước trà sang chén tống cho trà lắng xuống, rồi rót ra hai chén con, một cho tiên sinh và một cho tôi!

Khi tôi hỏi vài chi tiết về Tản Đà, thi sĩ đã vui vẻ trả lời . Thăm tiên sinh một giờ, tôi xin phép ra về. Trước khi tôi ra về, tiên sinh đem tặng cho tôi mấy cuốn thơ của tiên sinh. Tiên sinh có mấy cái triện. Cái vuông, cái tròn, cái hình bán nguyệt, cái to, cái nhỏ., Tiên sinh đóng triện son và ký tên vào tác phẩm của tiên sinh trước khi trao tặng tôi. Tiên sinh giải thích cho tôi cách dùng son đóng triện. Son của Trung Quốc và Việt Nam thì chế tạo đặc biệt, rất đỏ và bền lâu, không nhoè và phai như mực đỏ Âu Mỹ.


(Đông Hồ và Thất Tiểu Muội)

Đông Hồ tiên sinh là một nhà thơ mới. Sống trong vòng nôi của thơ Đường, tiên sinh đã hấp thụ được tinh hoa của tân học cho nên tiên sinh cũng đã bắt kịp xu hướng của thời đại, mạnh dạn gia nhập vào thơ mới và đã thành công.

Sau 1945, thơ ông đã già nhưng cốt cách của ông cũng như Ưng Bình Thúc Giạ Thị là cốt cách của tao nhân Lý Trần mang tính cách của thi nhân, của nho sĩ quý phái và thanh lịch trong thế giới của văn chương, của tao nhân mặc khách.

Một vài người ưa giản dị, không thích cung cách của người xưa, riêng tôi, tôi tôn kính phong cách của Ưng Bình và Đông Hồ mà nay những người đó đã đi xa và không còn để lại dấu vết.





Ưng Bình và Đông Hồ là hai con người cuối cùng của thế hệ cũ. Ngày nay dù chúng ta muốn sống như thời xưa cũng không được nữa. Có nhiều điều ngăn chận chúng ta đi ngược chiều lịch sử:

+Những phong cách cũ, trong vùng cộng sản sẽ bị phê bình là phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, xa cách quần chúng.
+Chúng ta không còn mang y phục cổ truyền. Trong chiến tranh Việt Pháp (1945-1954), ngoại trừ vùng Pháp chiếm đóng là mang Âu phục và y phục cổ truyền, còn các nơi đều mang bà ba, Bộ đội, cán bộ thì mang đủ thứ y phục. Trong giỗ tết, hôn nhân và tang ma, người ta không còn mang áo dài đen, đầu đội khăn đóng. Ở hậu phương, phụ nữ cắt bỏ áo dài sửa thành áo ngắn và nhuộm nâu để thành vô sản .
+Trong vùng cộng sản, cha con, anh em đều gọi nhau bằng đồng chí, không còn ông bà, tiên sinh, ngài. ..
+Sau 1945, nhất là sau 1954, tại vùng cộng sản, những con người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, cụ nghè Nguyễn Mại, Ngô Tất Tố, Ưng Bình, Phan Văn Dật, Đông Hồ, Võ Phiến, Quách Tấn đã bị tù, hoặc bị giết. . .nhưng lại nẩy sinh ra một lớp vô sản mang danh cán bộ, bộ đội, công an, đảng viên. . .
+ Ngày nay, trầm rất đắt. Hơn nữa ta không dùng than củi nện không thể đốt trầm, Lại nữa, dùng đỉnh trầm có thể gây ra hỏa hoạn. Ở ngoại quốc người ta đề phòng hỏa hoạn rất ráo riết cho nên việc đốt giấy, đốt vàng mã, đốt hương đều phải bỏ hoặc hạn chế. Muốn cho thơm, nay chúng ta có thể sống giản dị bằng cách dùng nhiều loại nước hoa chứ không xông trầm đeo hương như xưa.
+ Sau 1945, ở các vùng cộng sản kiểm soát, người ta không dám viết nhật ký và giữ sổ lưu niệm Viết lưu bút sẽ bị phanh phui tình cảm của mình, dễ bị kết tội là lãng mạn, đồi trụy. Còn giữ sổ lưu niệm vì sẽ bị tra hỏi, tù tội nếu chẳng may ta quen với một người bị kết tội phản động. Chúng ta có thể bị bạn bè hay người thân mang nhật ký, sổ lưu niệm của ta đi trình công an hoặc cơ quan của ta. Thật là bất tiện và nguy hiểm!

*

TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 127

SƠN TRUNG
chủ biên


CANH DẦN 2010


CUNG CHÚC TÂN XUÂN

KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ AN KHANG THỊNH VƯỢNG

số 127
ngày 1-2- 2010
Cập nhật tháng 9-2012








TIN THẾ GIỚI * MỸ & TRUNG CỘNG

TIN BBC

*

TQ phản ứng vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan


Tên lửa Patriot

Hợp đồng bán vũ khí hơn 6 tỷ USD không bao gồm chiến đấu cơ F-16.

Trung Quốc tuyên bố sẽ trừng phạt những công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, và sẽ tạm ngừng trao đổi quân sự với Hoa Kỳ sau khi Washington đề nghị bán vũ khí cho Đài Loan, trị giá 6.4 tỷ USD.

Chương trình bán vũ khí này đã được chính quyền Bush cam kết, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa và trực thăng.

Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là tỉnh bội phản, phản ứng giận dữ trước tin này. Bắc Kinh nói hợp đồng bán vũ khí sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng” đối với mối quan hệ song phương.

Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt năm 1949, Đài Loan tách ra khỏi Trung Quốc.

Bắc Kinh từng lắp đặt hàng trăm tên lửa nhắm đến hòn đảo. Trong quá khứ TQ có lần hù dọa sẽ dùng vũ lực để đưa Đài Loan về lại chủ quyền của Trung Quốc.

Bắc Kinh cảnh báo

Tân Hoa Xã dẫn lời bộ quốc phòng nói Trung Quốc "quyết định tạm ngừng các chuyến thăm quân đội đã có trong kế hoạch".

Hãng tin nhà nước cũng nói tùy viên quân sự Mỹ đã bị triệu tới để nghe phản đối.

Hợp đồng bán vũ khí hơn 6 tỷ USD không bao gồm chiến đấu cơ F-16, mặt hàng quân đội Đài Loan rất muốn muốn sở hữu.

Theo luật Mỹ, Cơ quan hợp tác quốc phòng phải thông báo cho Quốc hội Mỹ về hợp đồng bán vũ khí. Cho đến nay việc chuyển giao vũ khí chưa xảy ra.

Đề nghị bán vũ khí

  • 114 Tên lửa Patriot (trị giá 2,81 tỷ USD)
  • 60 Trực thăng Black Hawk (3,1 tỷ USD)
  • Thiết bị thông tin liên lạc (340 triệu USD)
  • 2 Tàu dò mìn Osprey (105 triệu USD)
  • 12 Hỏa tiễn Harpoon (37 triệu USD)

Nguồn: Defense Security Co-operation Agency

Hãng AP đưa tin các nhà làm luật Mỹ có 30 ngày để bình luận về vụ bán. Nếu không có phản đối, hợp đồng bán vũ khí sẽ được tiến hành.

Đề nghị bán vũ khí của Hoa Kỳ bao gồm 114 tên lửa Patriot, 60 trực thăng Black Hawk, thiết bị thông tin liên lạc dùng cho phi đoàn F-16 của Đài Loan.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, He Yafei nói đề nghị bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan “sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng” đối với hợp tác Mỹ-Trung Quốc.

Trong bài viết đăng trên website của Bộ Ngoại giao TQ ông nói chính phủ Trung Quốc cực kỳ phản đối vụ bán vũ khí.

Trước đây Bắc Kinh đã cảnh báo Mỹ không nên bán vũ khí cho Đài Loan. Quan hệ giữa hai nước thời gian vừa qua đã bị căng thẳng phần nào do tranh cãi về thuế đánh vào thép ống Trung Quốc. Và việc Bắc Kinh kiểm duyệt mạng internet.

Cơ quan hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ, DSCA nói đề nghị bán vũ khí sẽ hậu thuẫn nỗ lực của Đài Loan nhằm “hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng phòng thủ.”

DSCA nói thêm: "Thương vụ bán vũ khí sẽ giúp gia tăng an ninh của nước mua, giúp nước này duy trì ổn định chính trị, cân bằng quân sự và phát triển kinh tế trong vùng.”

Dù Hoa Kỳ theo đuổi chính sách một Trung Hoa từ năm 1979, hiện nay Mỹ là quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100130_taiwan_arms_sale.shtml

*

Trung Quốc chỉ trích Mỹ "ngạo mạn"


Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ là "ngạo mạn" và "chuẩn mực nước đôi" trong việc muốn bán vũ khí cho Đài Loan.

Báo China Daily, và Global Times cũng cảnh báo rằng các đe dọa trả đũa của Trung Quốc là có thật.

Hồi tuần trước, chính quyền của ông Obama chuẩn thuận vụ bán vũ khí trị giá 6.4 tỷ đô la cho Đài Loan.

Trung Quốc đã cảnh báo về "tổn hại nghiêm trọng" tới quan hệ giữa hai cường quốc, cũng như khả năng tạm ngưng quan hệ quân sự và áp lệnh trừng phạt đối với các công ty Mỹ có liên quan.

Hoa Kỳ nói sẽ vẫn tiếp tục thực hiện thỏa thuận mua bán.

'Tư duy chiến tranh lạnh'

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói ông Obama hẳn đã rất "thiếu chân thành" khi cam kết sẽ không "kiềm chế" Trung Quốc.

Bước đi của Hoa Kỳ "cho thấy việc Hoa Kỳ sử dụng tiêu chuẩn kép và đạo đức giả về các vấn đề lớn liên quan tới những quyền lợi cơ bản của Trung Quốc," tờ China Daily nói.

Ngoài những phản ứng ngoại giao giận dữ, Bắc Kinh còn đe dọa sẽ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan.

Báo People's Daily có bài xã luận nhận xét việc bán vũ khí cho thấy Washington có "lối suy nghĩ thời chiến tranh lạnh thô lỗ và phi lý."

Trong một bước đi chính thức phản đối về mặt ngoại giao, Trung Quốc nói cuộc tranh cãi sẽ làm nguy hại cho sự hợp tác với Hoa Kỳ trên "các vấn đề quốc tế và khu vực cơ bản."

Bắc Kinh đặt hàng trăm hỏa tiễn hướng vào Đài Loan và đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để kiểm soát tình hình nếu hòn đảo này hướng tới việc đòi độc lập chính thức.

Quan hệ quốc phòng giữa Washington và Bắc Kinh đã trở nên băng giá trong vài năm qua do sự khác biệt quan điểm trong vấn đề Đài Loan, dù các nhà lãnh đạo hai nước hồi năm 2009 đều cam kết cải thiện tình hình.

Hoa Kỳ từ chỗ thừa nhận về mặt ngoại giao đối với Đài Bắc chuyển sang thừa nhận Bắc Kinh hồi năm 1979 và công nhận "một Trung Quốc".

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là đồng minh lớn nhất của Đài Loan và chịu trách nhiệm hỗ trợ quốc phòng cho hòn đảo theo Hiệp Ước Quan Hệ Đài Loan 1979.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm thứ Bảy nói việc bán vũ khí góp phần tạo "an ninh và ổn định" giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã căng thẳng do có tranh cãi về vấn đề thương mại và kiểm soát internet.




*

Mỹ bảo vệ việc bán vũ khí cho Đài Loan


Tàu chiến Đài Loan tại căn cứ Cao Hùng

Trung Quốc đe dọa có phản ứng trả đũa

Hoa Kỳ cương quyết bảo vệ hợp đồng 6,4 tỷ đôla tiền vũ khí cho Đài Loan cho dù Trung Quốc phản ứng giận dữ và dọa trả đũa.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Bảy ra thông cáo nói việc bán vũ khí sẽ đóng góp cho "an ninh và ổn định" giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Bắc Kinh đã đe dọa một loạt hành động trả đũa nhằm vào Hoa Kỳ. Quan hệ hai bên vốn đã căng thẳng vì mâu thuẫn thương mại và kiểm soát mạng internet.

Thông tấn xã Reuters trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Laura Tischler nói: "Các hợp đồng mua bán như vậy đóng góp cho việc duy trì an ninh và ổn định qua eo biển Đài Loan".

Mỹ là nước bán vũ khí nhiều nhất cho Đài Loan và hai bên đã có hiệp ước cung cấp vũ khí tự vệ.

Bắc Kinh về phần mình tuyên bố sẽ ngừng trao đổi quốc phòng với Washington, xem xét lại việc hợp tác trên nhiều lĩnh vực quan trọng và cấm vận các công ty vũ khí.

Tuy nhiên về điều cuối cùng này, người ta không rõ cấm vận thì có ý nghĩa gì vì các công ty Mỹ, cũng như châu Âu, từ khi có sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã bị cấm bán vũ khí cho Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Học Bình nói các biện pháp của Trung Quốc cho thấy sự "nguy hại nghiêm trọng" của hợp đồng bán vũ khí.

Quan hệ căng thẳng

Đài Loan và Trung Quốc có hai chính thể tách biệt kể từ cuối cuộc nội chiến 1949.

Bắc Kinh đã đặt hàng trăm hỏa tiễn hướng tới Đài Loan và đe dọa sử dụng vũ lực nếu Đài Loan đòi độc lập một cách chính thức.

Hợp đồng vũ khí

  • 114 tên lửa Patriot ($2,81 tỷ)
  • 60 trực thăng Black Hawk ($3,1 tỷ)
  • Thiết bị liên lạc ($340 triệu)
  • 2 tàu dò mìn Osprey ($105 triệu)
  • 12 tên lửa Harpoon ($37 triệu)

Quan hệ quốc phòng giữa Washington và Bắc Kinh đã ngưng trệ nhiều năm vì chủ đề Đài Loan, tuy năm 2009 hai bên hứa hẹn sẽ cải thiện.

Trong khi đó, Đài Loan hoan nghênh quyết định của Mỹ.

Hãng thông tấn trung ương nước này trích lời Tổng thống Mã Anh Cửu nói hợp đồng bán vũ khí sẽ khiến Đài Loan tự tin hơn để có thêm các hoạt động trao đổi với Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó đã báo cáo với Quốc hội về thỏa thuận bán vũ khí này, vốn là một phần của hợp đồng lớn hơn ký từ thời Tổng thống Bush.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa việc bán vũ khí đã được thực hiện.

Các dân biểu Hoa Kỳ có 30 ngày để suy nghĩ về thỏa thuận này và nếu họ không phản đối, nó sẽ được tiến hành.

Theo hợp đồng này Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 114 tên lửa Patriot, 60 trực thăng Black Hawk và trang thiết bị liên lạc cho không đội F-16 của Đài Loan.

Tuy nhiên, trong đó không có chiến đấu cơ F-16 mà Đài Loan nghe nói đang muốn mua thêm.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100131_us_taiwan_arms.shtml

*
Hoa Kỳ thuận bán hỏa tiễn cho Đài Loan


Hoa Kỳ bán hỏa tiễn phòng không Patriot cho Đài Loan

Hoa Kỳ đã chấp thuận bán các hỏa tiễn phòng không cho Đài Loan mặc cho Trung Quốc phản đối và các vụ tranh chấp về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo thỏa thuận này, công ty Lockheed Martin sẽ bán hệ thống phòng không Patriot cho Đài Loan.

Hợp đồng này trị giá 6.5 tỷ đô-la trước đây đã được cựu Tổng Thống George W Bush chấp thuận hồi năm 2008.

Ước lượng Trung Quốc có đến 1500 hỏa tiễn nhắm vào đảo Đài Loan mà Trung Quốc coi là một lãnh thổ bất khả phân của họ.

Các nhà phân tích về quốc phòng nói rằng hỏa tiễn Patriot Advanced Capability-3 là một trong các hỏa tiễn tốt nhất thuộc loại này, có khả năng bắn hạ các hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung.

Đài Loan trông cậy vào võ khí của Hoa Kỳ để bảo vệ cho việc phòng thủ của họ.

Hồi tháng 11 vừa qua, một ủy ban tư vấn của Hoa Kỳ về quan hệ Mỹ-Trung đã cảnh báo rằng Bắc Kinh đang xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng ngăn quân đội Hoa Kỳ đến được vùng này nếu như chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan bùng nổ.

Trong quá khứ, Trung Quốc lúc nào cũng dọa sẽ sử dụng vũ lực để tái thống nhất với Đài Loan nếu như Đài Loan tuyên bố độc lập, tuy nhiên, liên hệ song phương đã cải thiện từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu đắc cử hồi năm 2008.

Một vài ngày trước khi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xác nhận hợp đồng bán võ khí này, Trung Quốc cảnh báo liên hệ Mỹ-Trung sẽ bị tổn hại vì hợp đồng này.

Hôm thứ Ba 5/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc bà Khương Du trong một cuộc họp báo thường lệ nói: "Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ nhìn nhận tầm mức quan trọng của vụ bán vũ khí này cho Đài Loan, và hủy bỏ bất cứ toan tính bán võ khí nào cho Đài Loan để không làm phương hại cho mối liên hệ Mỹ Trung."

Mới đây, Hoa Kỳ đã nâng thuế quan biểu đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó, có các ống thép và lớp xe và Trung Quốc đã cảnh báo trước tình trạng mà Trung Quốc gọi là bảo vệ hàng nội hóa của Hoa Kỳ.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100108_us_arms_sales_taiwan.shtml

*

ĐÀI RFI * TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

*



Hai kịch bản đang chờ đón Trung Quốc và Việt Nam : Thay đổi hoặc sụp đổ

Thanh Phương

Bài đăng ngày 30/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 30/01/2010 19:22 TU

Nhà ly khai Trung Quốc Ngụy Kinh Sinh(DR)

Nhà ly khai Trung Quốc Ngụy Kinh Sinh
(DR)

Trên đây là nhận xét của nhà ly khai Trung Quốc Ngụy Kinh Sinh trong một bài tham luận đọc tại một cuộc hội thảo ở Los Angeles về nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam vào tuần trước. Toàn văn bài tham luận này được đăng trên trang web của hãng tin AsiaNews.it ngày 29/1.

Trong một bài tham luận đọc tại một cuộc hội thảo ở Los Angeles về nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam vào tuần trước, nhà ly khai nổi tiếng Ngụy Kinh Sinh đã so sánh tình hình giữa hai quốc gia. Toàn văn bài tham luận này hôm qua (29/1) đã được đăng trên trang web của hãng tin AsiaNews.it.

Được coi là '' cha đẻ của phong trào dân chủ'' ở Trung Quốc, ông Ngụy Kinh Sinh, hiện sống lưu vong ở Hoa Kỳ, vẫn cực lực phản bác những người cho rằng có thể phát triển kinh tế mà không cần đến dân chủ, nhân quyền.

Trong bài tham luận, ông Ngụy Kinh Sinh nhận định : '' Mặc dầu cả hai nước đều đã chuyển hóa thành những quốc gia tư bản độc quyền, nhưng có những điểm khác với những nước Đông Âu và Nga. Khác biệt lớn nhất đó Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn sống dưới chế độ độc đảng. Do không có sự tranh đua trong một thể chế đa đảng, cả hai nước đều không có một môi trường thông thoáng hơn cho ngôn luận và báo chí như ở Đông Âu và Nga''.

Theo ông Ngụy Kinh Sinh, '' Ở Việt Nam và Trung Quốc, phe đối lập rất khó tồn tại trong nước, còn phe đối lập ở hải ngoại thì càng khó mà tham gia vào chuyện chính trị quốc nội.''

Nhà ly khai Ngụy Sinh Sinh lưu ý rằng, các cơ quan an ninh của Đảng nay hoạt động rất hiệu quả, tức là gài người khắp nơi để làm chệch hướng đấu tranh, gây chia rẽ và thậm chí gài bẫy các lực lượng.

Cho nên, rất khó mà có một lực lượng đoàn kết, tổ chức chặt chẽ để thúc đẩy chuyển hóa hay cách mạng.

Hiện nay, theo nhà ly khai Trung Quốc, việc huy động nhân dân chỉ có thể thực hiện được nhờ những công cụ truyền thông đại chúng. Chính vì vậy mà chế độ cộng sản Trung Quốc vẫn nỗ lực ngăn chận thông tin cả trên báo chí lẫn trên mạng Internet.

Mặt khác, theo ông Ngụy Kinh Sinh, do thiếu tôn trọng nhân quyền, việc bóc lột, đàn áp từ các giới quan chức cấu kết với giới doanh nghiệp càng trắng trợn hơn và như vậy càng khiến sự phản kháng mạnh mẽ hơn.

Nhưng cũng do các quan chức cấu kết ngày càng chặt chẽ với giới doanh nghiệp, chính phủ nay không thể đóng vai trò trọng tài phân xử các tranh chấp kinh doanh. Cuộc đấu đá trong nội bộ giới lãnh đạo càng dữ dội hơn bao giờ hết.

Ông Ngụy Kinh Sinh nhắc lại : ''Trong những thập niên qua, môi trường quốc tế đã không thuận lợi cho các lực lượng đối lập ở Trung Quốc và Việt Nam''.

Trong khoảng thời gian đó, phương Tây đã hà hơi tiếp sức cho các nước cộng sản, thi hành những chính sách khoan dung và hoà hoãn đối với các đảng cộng sản, mà các đảng này đã biến thái thành một kiểu tư bản đỏ. Quan hệ giữa khối dân chủ phương Tây với các chế độ độc tài châu Âu, từ đối đầu đã chuyển thành hợp tác. Các lực lượng đối lập Trung Quốc và Việt Nam ở hải ngoại bỗng trở thành những cản ngại dưới con mắt các chính khách những nước dân chủ này.

Nay, theo nhà ly khai Ngụy Kinh Sinh, tình hình đang thay đổi.

Mặc dù chính sách hòa hoãn vẫn chiếm ưu thế, các nền kinh tế phương Tây đang rơi vào suy thoái do đã truyền máu cho các nước cộng sản trong hơn một thập kỷ. Ông Ngụy Kinh Sinh cho rằng các nước phương Tây nay phải từ bỏ chính sách hoà hoãn với chế độ cộng sản, phải trở lại chính sách đối đầu và cạnh tranh, mà trước hết là từ chính sách bảo vệ thị trường.

Nhà ly khai Trung Quốc nhận định, ''sự thay đổi này là yếu tố buộc hệ thống tư bản độc quyền của đảng Cộng sản phải cải tổ hoặc sẽ sụp đổ''. Lực lượng đối lập hải ngoại phải tiếp tục sử dụng truyền thông để thúc đẩy dân chủ và tự do trong nước. Đường lối đấu tranh này, đi kèm với chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ sẽ là đối trọng với chủ nghĩa dân tộc mà chắc chắn sẽ bị đảng cộng sản khai thác.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6681.asp

THÂM CUNG BÍ SỬ

*

Một Hoàng Phi Buồn
Lệ Vân


http://www.nguyenphuoctoc..info/old/trieudai/Mot_hoang_hau.jpg


L.T.S.“Một Hoàng Phi Buồn”, nội dung câu chuyện thế hệ trước 1945, trong giới quan quyền triều đình Huế, nhiều người nghe nói. Cựu học sinh Đồng Khánh Lệ Vân nay nhắc lại nhân dịp Kỷ Niệm 80 năm mái trường xưa. Không những được nghe trong gia đình kể lại, Lệ Vân còn có dịp gặp bà Hoàng Phi ở Huế và Đà Lạt. Truyện “Một Hoàng Phi Buồn”, do Lệ Vân nhắc lại nhờ đó thêm phần sống động, cảm thương.

Ngày xưa, chuyện các bà trong nội cung, cố đô Huế nhiều lắm! Nhân dịp này, T.S.H. xin được ghi thêm vài chi tiết ngoài đề, không phải để điểm xuyết câu chuyện, mà để độc giả thế hệ trẻ hiểu rõ hơn bối cảnh, nội dung bài viết. Câu chuyện bắt đầu từ ngày 15-7-1917 khi vua Khải Định chủ tọa lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất trường Đồng Khánh. Dự lễ có đủ quan chức Pháp – Nam như toàn quyền Albert Sarraut, khâm sứ Trung Kỳ J . E . Charles; trong số các vị thượng thơ Nam Triều, có quan Thượng Thơ Bộ Học kiêm Bộ Lễ Hồ Đắc Trung. Vị đại thần này có ba người con gái, người chị đầu Hồ Thị Huyên (pháp danh Diệu Huệ), sau này thân mẫu giáo sư Bửu Hội, người em thứ Hồ Thị Chỉ (bà Hoàng Phi Buồn), người thứ ba, cô Tám Hồ Thị Hạnh, sau này sư bà Diệu Không.


http://www.artstopllc.com/Graphics/PaulATaylor/01_ConeFlowers.jpg



Thời quân chủ, vua có nhiều vợ, vì vậy có nhiều thứ bậc phân biệt, từ nhất giai phi đến bậc thứ chín, cửu giai tài nhân. Triều đình còn áp dụng quy chế Cửu Giai gồm có, trên hết hai bà phi: Nhất giai phi, thường gọi bà Ân (phi), thứ nữ đại thần Hồ Đắc Trung, Nhị giai phi, bà Huệ phi, sau này (1933) được phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung).

Tiếp đến ba bà Tân: Tam giai tân, Diệu Tân (con gái cụ Phạm Hòe, tham tá Nội Các); tứ giai tân, bà Du tân (cô Tám, con gái cụ Võ Liêm, thượng thơ bộ Công); ngũ giai tân, bà Điềm tân (cháu nội cụ Thượng Nguyễn Đình Hòe) và một bà Tiếp, lục giai Tiếp dư.

Theo “truyền thống trong nội”, chỉ những bà vợ này mới được gọi bằng “bà”; những người tiếp sau, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân, chỉ được gọi bằng “chị” .

Liên hệ đến chuyện “Một Bà Phi Buồn” (có lẽ nhà in đã in sai chữ “Hoàng” thành ”Bà”) , tại vùng ngoại ô Huế, gần Cầu Lim, có một ngôi chùa nhỏ do vua Khải Định lập nên, ngài đặt
tên chùa Khải-Ân, nơi bà Ân (phi) thỉnh thoảng đến tâm hương Ánh Đạo Vàng . . . (Trong gia đình vì cử Tên (cụ H. Đ.K.), nên gọi chùa “Khởi” Ân thay vì Khải-Ân) .

http://www.sallyrobertson.com/images/Autumn_Light_SH.jpg
Nhân ngày lễ 80 năm Đồng Khánh, nhiều chuyện vui đã được kể, còn sót lại một câu chuyện buồn, ngày nay ít người biết tới. Năm 1917, vua Khải Định ngự giá lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh. Hoàng thượng thấy một nữ sinh xinh đẹp, khoan thai kính cẩn dâng lên ngài một chiếc kéo mới tinh đặt trên một cái khay phủ gấm điều. Hoàng thượng nhận chiếc kéo để cắt giải lụa hồng, buộc ngang cổng trường, trước khi tiến vào sân hành lễ. Thế rồi cô thiếu nữ sau này được đưa vào nội cung làm hoàng phi và nàng bắt đầu một cuộc đời vui ít buồn nhiều.

Khi vua Khải Định tuyển chọn nàng làm hoàng phi thì cả kinh thành đều tán phục ngài khéo chọn. Vị tiểu thơ xinh đẹp nhất, Hồ Thị Chỉ, là con quan Thượng Thơ Bộ Học kiêm Bộ Lễ Hồ Đắc Trung, quan đại thần có uy thế vào bực nhất trong triều đình từ thời vua Duy Tân còn tại vị.


Trước khi vua Khải Định lên ngôi hoàng đế, vua đã có một hoàng nam chừng ba tuổi tên Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này). Khi vua lên ngôi thì mẹ của hoàng tử được vua phong lên chức Tam giai Huệ Tần. Theo quyển Nguyễn Phúc tộc thế phả (in năm 1995) thì bà phi Huệ Tần “kiến thức học vấn không nhiều”. Có lẽ vì vậy một phần nên năm 1917, vua Khải Định quyết định tuyển chọn thêm một hoàng phi nữa. Vua muốn tìm một người có học vấn, dòng dõi thế gia vọng tộc và xinh đẹp. Thật là một việc khó khăn vào thời đại ít người theo tân học. Tiểu sử và hình ảnh nhiều tiểu thư con các quan đại thần được dâng lên và hoàng thượng đã không do dự chọn ngay tấm hình cô nữ sinh kiều diễm ngài đã có dịp gặp trong buổi lễ xây trường Đồng Khánh. Hồ tiểu thơ rất thông minh, học giỏi, đàn hay, thông thạo cả tiếng Pháp lẫn Hán Văn và Việt Ngữ. Nàng mới 15 tuổi mà đã đúng là một giai nhân quốc sắc thiên hương, xứng đáng được tuyển chọn làm hoàng phi của hoàng đế nước Đại Nam.



http://www.geitgey.com/blog/wp-content/uploads/mag3-logocrsmall.jpg



Việc vua chọn nàng có lẽ còn có thêm một nguyên do nữa là hoàng thượng đang muốn thu phục nhân tâm, nhất là đối với quan Thượng Thơ Hồ Đắc Trung. Vị đại thần này trước đó đã là cận thần của vua Duy Tân, nay vua Khải Định cũng muốn tỏ ra quý trọng tín nhiệm ông, “thêm người thân tín và bớt kẻ hiềm thù”. Lúc bấy giờ vua Khải Định mới lên ngôi chưa đầy một năm. Vẻ người mảnh khảnh, vua mới hơn 30 tuổi mà trông người đã suy nhược, ngài thường hay bị đau yếu.. Nhưng vua là người hiền lành, tính tình lại hoà nhã, hiếu thuận, ngài luôn muốn chiều lòng các hoàng thân quốc thích và tất cả các đại thần trong triều đình. Vua Khải Định lại rất ưa huộng mỹ thuật, yêu thích đủ vẻ đẹp trên đời. Ngài chọn vị tiểu thơ con quan thượng thơ bộ Học và bộ Lễ là một việc rất được hai bà Thánh cung và Tiên cung, là bà mẹ đích và mẹ sanh, vui mừng khen ngợi.

Nhưng than ôi “đứa con vô Nội” là những tiếng đứt lòng mẹ cha . Quan thượng thơ cam lòng vâng theo thánh ý, rồi được vinh thăng lên đến tước Quận Công uy nghi làm quốc trượng và thanh thế tăng lên đến tột bực trong triều đình . Nhưng lòng người cha vẫn buồn rầu vì biết con gái mình sẽ rất đau khổ . Nàng không ham muốn danh vị, nàng chỉ mong được gần gũi một ý trung nhân tâm đầu ý hợp mà thôi
.


http://www.orientaloutpost.com/usa/n9506.jpg



Ý chí của vua chân thành, nhưng đáng thương cho Hồ tiểu thơ chỉ vì chính trị của triều đình bắt buộc và nhất là vì chữ hiếu từ nay nàng phải vào chốn thâm cung nghiêm khắc cô đơn .
Mới 15 tuổi như Thúy Kiều của Nguyễn Du nhưng Hồ tiểu thơ được đón rước về hoàng cung, được tôn lên làm một vị hoàng phi thì sao đến nỗi buồn khổ, thảm thương như vậy ? Lý do chính là vì Hồ tiểu thơ đang tôn thờ một vi vua khác, nàng đang thần tượngvua Duy Tân .
Vua mới 17 tuổi, thế mà đã bị Pháp mang đi đày ra tận đảo Réunion, nghìn trùng xa cách kinh thành Huế và cả một nước Đại Nam đang đặt nhiều kỳ vọng nơi ngài .

Hình bóng vị quân vương anh hùng ái quốc đã khắc sâu trong tâm khảm nàng từ thuở mới 12 tuổi . Nguyên ngày ấy phụ thân nàng được giao phó trọng trách trông nom chăm sóc vị thiếu đế từ khi ngài lên ngôi lúc mới 8 tuổi . Năm 1914, vào mùa hè nóng nực, vua Duy Tân, vừa 14 tuổi, ra chơi cửa Tùng ở Quảng Trị . Các con trai, con gái của quan Thượng cũng được cho ra đấy để vua có thêm bạn trẻ cùng vui chơi . Lúc ấy Hồ tiểu thơ tuy mới 12 tuổi mà đã có nhiều nét xuân thì, vừa xinh xắn yểu điệu vừa hay thẹn thùng e lệ trông rất dễ thương, dễ mến . Ngay từ phút đầu, nàng đã cảm phục vị vua chỉ bằng lứa tuổi mấy anh nàng mà xem ra hơn hẳn, vì ngài oai nghiêm chững chạc lại rất thông thái, tuy mấy ông anh nàng cũng đã nức tiếng thông minh, học giỏi vào bậc nhất đế đô . Nàng càng giữ lễ, càng thẹn thùng e lệ lại càng làm cảm động vị vua trẻ . Đến khi hết hè, lúc phải chia tay thì những giọt lệ của nàng thánh thót rơi xuống làm cho vua thấy rõ tấm lòng chân thành tha thiết của nàng .




Kỳ hè năm sau, vua Duy Tân tưởng sẽ được gặp lại nàng . Nhưng cho rằng nàng đã lớn, mẫu thân nàng không cho phép nàng được cùng các anh ra chơi Cửa Tùng nữa . Nàng thương nhớ vua nên cứ giọt ngắn giọt dài, vậy mà vẫn không lay chuyển được quyết định của mẫu thân nàng . Vua Duy Tân có lẽ cũng rất buồn nhớ, luyến tiếc hè năm ngoái, nay không còn có dịp ngắm bóng dáng ngây thơ xinh đẹp của cô con gái mới lớn ấy . Một mối tình chớm nở đẹp như hoa và tuyệt vời cao thượng . Lòng nàng kính yêu vua Duy Tân, nồng nhiệt nguyện một đời sống chết vì vua . Vị hoàng đế chỉ hơn nàng có vài tuổi mà đã tỏ ra phi thường trong lối suy nghĩ thông minh và cách ăn nói chín chắn, oai nghiêm . Ngài lại thương nước, lo cho dân thật tận tình ... Lòng yêu nước của ngài nàng đã được nghe, được thấy tận mắt rõ ràng, nên hết lòng thần phục ngài .

Vừa hết hè 1915 thì tư dinh quan thượng thơ bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường . Vua Duy Tân đã được hai bà Hoàng Thái Hậu cho phép nạp phi và ngài đã chọn Hồ tiểu thơ . Kiệu hoa mang thánh chỉ đến tư dinh, song thân nàng áo mũ chỉnh tề ra lạy tạ và nhận đồ vật sính lễ, tuy giản dị một đôi bông tai cánh phượng và đôi vòng vàng chạm trổ rồng phượng, nhưng vinh hạnh phước lộc cho gia đình nàng biết bao nhiêu . Còn nàng thì tâm hồn rạng rỡ như nắng sớm mùa xuân . Nàng cũng được gọi ra lạy tạ ân vua hạ cố và được mẫu thân cho mang các nữ trang ấy về phòng riêng để tha hồ ngắm nghía cho thỏa tình mong nhớ .



http://www.walterlynnmosley.com/ebay/auction_material/images/big/bonsai_orange_cup.jpg



Thế rồi cuộc hôn nhân đã định, lễ nạp phi sắp cử hành trong vài tháng tới thì bỗng nhiên xảy ra việc vua Duy Tân ra lệnh từ hôn . Vua tỏ ra rất xót thương nàng nên trong thánh chỉ, ngài dặn dò với song thân nàng: “Phải an ủi nàng và gả nàng cho người khác, đừng để nàng buồn tội nghiệp” . Vua giải thích với cha nàng: “Thầy nên hiểu, tôi thương gia đình thầy nên mới phải từ hôn với người mà tôi yêu mến từ hai năm nay .”

Vua sắp khởi nghĩa đánh Pháp, nhưng không phải vì sợ bận tâm đèo bồng vợ con mà ngài ra lệnh từ hôn . Ngài chỉ sợ gia đình nàng rất đông con đang ăn học, nếu liên can đến ngài, cả gia đình sẽ bị liên luỵ, nguy hại luôn đến chức tước, địa vị của thân sinh nàng mà cũng không bổ ích gì cho công cuộc chống Pháp của ngài . Riêng nàng thì vua tin rằng nàng có thể hăng say sống chết vì vua, nhưng vì vậy vua lại càng ái ngại không muốn nàng phải gian khổ vì mình . Theo thánh ý, gia đình nàng xếp đặt để gả nàng cho một bác sĩ tây học rất xứng đáng, nhưng kết quả
lại khác với dự định ấy . . .




http://www.brushpaintingcircle...com/shared/dbgallery.php?thumb=/galleries/Amy_Floral_Fauna/JustTwoofUs-2small.jpg



Phải chăng vì muốn che dấu công cuộc khởi nghĩa đang ở trong thời kỳ bí mật, nên sau khi từ hôn với người ngài thương mến, vua làm lễ nạp phi ngay với một tiểu thơ khác, con quan phụ đạo Mai Khắc Đôn . Thế là người Pháp nghĩ rằng vua đang bận ham mê bà hoàng phi, tất nhiên không còn bụng dạ nào để lo việc chống Pháp, trong lúc nước Pháp đang lâm vào cảnh bại trận . Bà hoàng phi Mai Thị Vàng được cưới hỏi vội vàng, nhưng cũng được vua rất yêu chiều . Lâu lâu bà được cùng vua đi chơi, dạo quanh thành nội, bà thường thấy có vài người nghèo, đội nón lụp xụp ngồi câu ở Hậu Hồ sau điện Kiến Trung . Bà không ngờ họ chính là mấy nhà cách mạng Thái Phiên và Trần Cao Vân . Bà cũng không thể tưởng tượng nổi họ chính là những người làm sụp đổ ngai vàng của vua Duy Tân sau đó ít tháng . (1)

Ngày 30 tháng 1 năm 1916, vua làm lễ nạp phi thì ngày 14 tháng 5 năm 1916 vua khởi nghĩa . Cùng với các nhà cách mạng, vua toan tính có thể dựa vào những lính khố xanh, khố đỏ ở các tỉnh, và đồn Mang Cá gần kinh thành, mấy ngàn lính Việt vừa được tuyển mộ để đưa qua Pháp . Ông Trần Cao Vân đã thuyết phục được họ theo vua Duy Tân đánh Pháp nhưng công việc bị bại lộ ngay từ đầu . Những người lính Việt bị tước hết cả súng ống và bị dồn giữ trong đồn trại, nên mọi liên lạc với những người chỉ huy công cuộc chống Pháp đều bị cắt đứt .



http://www.leesburgcenter4arts.com/images/2009ArtFest/Godwin_Kou.jpg




Cuộc khởi nghĩa thất bại, gia đình quan Thượng Thư Bộ Học mới thấy rõ tấm lòng tốt của vua Duy Tân, khi vua dứt khoát từ hôn với vị tiểu thơ mà vua đã yêu mến từ lâu . Thế mà cụ Hồ Đắc Trung vẫn bị Pháp bắt giam . May sao vua Duy Tân quả quyết rằng gia đình cụ không hay biết gì đến vụ khởi nghĩa cả . Hồ Tiểu Thơ chưa khô nước mắt vì vua từ hôn, thì lại được tin vua bị đày qua tận đảo Réunion . Nàng là người sẵn sàng sống chết với vua mà nay hoàn toàn bất lực, chỉ còn biết trăn trở khóc than trong tuyệt vọng . Trong lúc ấy thì các triều thần cũng ở trong tình trạng lo lắng hoang mang, rồi đây ai còn giữ được địa vị cũ, ai sẽ mất chức hay có thể bị bay đầu vì bị tình nghi theo vua Duy Tân .

Quan Thượng Thư Bộ Học đang ở trong tình thế khó khăn như thế, thì việc vua mới là Khải Định chọn Hồ Tiểu Thơ làm hoàng phi là một liều thuốc cứu nguy tài tình và hữu hiệu . Thế rồi cụ Thượng còn được vinh thăng lên tước quận công, địa vị cao tột đỉnh triều đình . Sau này sư bà Diệu Không, con gái út của cụ Thượng, kể lại trong tập hồi ký:

”Tuy được gả cho vua mới mà tình người con gái vẫn còn quyến luyến vua cũ không nguôi,
còn thầy tôi làm quốc trượng . . . mà lòng vẫn buồn nên thường lui tới chùa Trúc Lâm để tâm
sự với hòa thượng Giác Tiêu cho vơi bớt nỗi sầu thế sự”
.








Bà hoàng phi họ Hồ chỉ vì gia đình mà cúi đầu nhận ân vua Khải Định .... Ngày lễ vu qui bà được các bà mệnh phụ long trọng xúm quanh trang sức cho bà thật lộng lẫy . Họ đỡ bà lên bái lạy bàn thờ tổ tiên cùng song thân, rồi rước bà lên kiệu tứ mã về hoàng cung . Trong bộ
y phục đỏ tía, khăn áo và giày đều thêu long phượng chầu nguyệt lóng lánh, tai đeo đôi hưỡn có 9 con phượng, đôi vòng tay cũng chạm trổ đúng 9 con phượng, mặt hoa đau thương của bà hoàng phi che dấu sau chiếc quạt gấm điều, bà khóc mãi không nguôi . . .

Ngày lễ nạp phi, được rước vào Đại Nội, bà hoàng phi của vua Khải Định mới 15 tuổi xuân thì, đã phải chịu cảnh lạnh lẽo, nghiêm khắc trong thâm cung . Thỉnh thoảng bà được vào chầu hai bà Thánh cung và Tiên cung và được hai đức bà hỏi han an ủi phần nào . Vốn người suy yếu, hoàng thượng không lo được đường tử túc thêm nữa . Hiền lành, lại lịch sự, thỉnh thoảng ngài mời các bà phi cùng dạo chơi vườn ngự uyển hay ra hồ câu cá ! Bà Huệ Phi dắt hoàng tử nhỏ cùng đi vui vẻ . Duy có bà hoàng phi họ Hồ đi đứng ngượng ngùng, bà luôn cảm thấy lạc lõng, bẽ bàng . Tuy vậy bà vẫn phải nghiêm túc tuân theo đúng phép tắt trong cung đình và được trong ngoài đều kính nể .



http://lh6.ggpht.com/aprily/SP7Os81AmgI/AAAAAAAAHWQ/3PECWz6NIiA/s400/IMG_1310.JPG



Lúc bà mới hơn hai mươi tuổi thì vua băng hà, địa vị của bà kém hẳn đi . Bà Huệ Phi là mẹ vua mới (tức vua Bảo Đại, lên ngôi năm 1925, lúc đó chưa được 12 tuổi) được tôn phong Đoan Huy Hoàng Thái Hậu . Tuy không được học hành nhiều lúc nhỏ, bà hoàng thái hậu, giữ được đúng tư cách bà từ mẫu mẹ vua, nên thường được gọi là Đức Từ Cung . Riêng bà hoàng phi họ Hồ không con, lẻ loi chiếc bóng, dần dần càng thấy rõ dạng người thất chí thất tình, buồn bã cô đơn trong chốn thâm cung .

Khi song thân bà qua đời, các anh em đã có địa vị cao sang trong xã hội, riêng bà càng cảm thấy mình sống thừa, cô đơn, không mục đích, không lý tưởng .. Bà bắt đầu bỏ ăn bỏ ngủ, sống như chết . Đêm khuya hiu hắt bà một mình với chiếc đàn dương cầm, tiếng đàn ai oán thổn thức, chia không gian vắng vẻ với ve sầu mùa hạ, với ếch nhái trời đông, mưa dầm sùi sụt, chốn cung vì buồn đến đứt ruột. Ngày lại ngày nối tiếp nhau, cho đến khi bà lên cơn loạn trí . Áo quần xô lệch, mặc hàng tơ lụa đủ màu sắc, đỏ xanh sặc sỡ tua te, bà cười cười nói nói một mình, phấn son lòe loẹt trên khuôn mặt mỗi năm một già thêm . Nhiều khi bà có vẻ vô tư, nhiều khi lại khóc than rấm rức . Khổ tâm nhứt là sau này gần 50 tuổi, một đôi khi bà còn giữ cái vẻ bẻn lẻn của cô gái mới lớn, thẹn thùng mặt đỏ gay . Bà thầm thì những gì giữa không gian ? Phải chăng là những lời xưa kia bà chưa từng có dịp thỏ thẻ cùng vua Duy Tân ? Nay thừa dịp loạn trí, được tự do cởi mở, bà tha hồ tâu lên vua những lời mơ ước ? Vua Duy Tân cũng đã qua đời lúc bà hơn 40 tuổi . Nếu còn trên trần thế, chắc vua cũng đang lo việc sơn hà xã tắc, còn đâu phút rảnh rang để nghĩ đến mối tình riêng trong quá khứ xa xôi !



Nếu ngày xưa bà hoàng phi được sống với vị bác sĩ tây học, như gia đình bà đã vội vàng khôn ngoan lo xếp đặt, rồi có con cái, bao nhiêu tâm sức dồn cả cho gia đình, chắc bà chẳng có thì giờ nghĩ đến thân thế mình, đến nỗi loạn trí . Bà nhìn người này ra kẻ khác, tỉ tê những lời
không tưởng nổi . Một nghiệp chướng phải trả trong kiếp luân hồi khổ lụy !

Bóng dáng nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa thảng thốt in lại trong ngày lễ kỷ niệm trường !
Một chiếc bóng mờ phai trong tâm trí nhiều người . ... .

Trong cõi có có không không, Huế có những điệu buồn miên man chảy trôi theo dòng sông Hương, nhưng cũng có những nét kiêu sa, duyên dáng, những tiếng cười của tuổi hồn nhiên
. Nhờ có những ngôi trường như trường Khải Định, trường Đồng Khánh . . . mà những mầm non được nẩy nở, vươn tràn trong chốn kinh kỳ và tản mát khắp năm châu bốn bể .

Chuyện vui nhất là chuyện các nữ sinh Đồng Khánh thường được khen làm con thảo, vợ hiền, mẹ giỏi .. Trong cơn tao loạn lại càng nổi bật vai trò của những phụ nữ có học vấn, đủ ý chí và óc sáng tạo để đương đầu với thế cuộc, mà vẫn bảo tồn được những phong cách, những lề lối, phép tắc cổ truyền .. Một số các cô, các bà còn chăm lo đắc lực cả các công việc xã hội từ thiện . Một số ít sống nhàn hạ, phần lớn là những người tuy gọi là nội tướng nhưng vẫn phải xông pha ra ngoài đời, lo no ấm cho gia đình . Không mấy ai dư thì giờ ngồi lạnh lẽo một mình, hay bị đặt vào một cuộc đời quá đắng cay, bị hoàn cảnh đẩy đưa vào thế kẹt cùng đến nỗi tự vò xé tâm can, rồi nhìn đời bằng cặp mắt vô vọng như bà hoàng phi thuở nọ
.


http://farm3.static.flickr.com/2372/1757131563_923bf07b88.jpg?v=0


*

Saturday, January 30, 2010

TƯ TƯỞNG CỔ NHÂN

*
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Bà Phượng Ngô trong bài "Nhân Vô Thập Toàn”, có viết một câu như sau:

Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác"

Ông Tuấn Phan (Phan Anh Tuấn) đã tham-chiếu câu trên của Bà Phượng Ngô mà đặt câu hỏi như sau:

Câu nói của ai: Chúa Giêsu, Khổng Tử hay của nữ linh mục Phượng Ngô?”


*

Vì Ông Tuấn Phan “xin ý-kiến của quý vị làng Lưới” nên tôi đã dò một số tài-liệu, trong đó có cuốn “Familiar Quotations” (Những Lời Trích Dẫn Quen Thuộc) của John Bartlett, do Little, Brown and Company xuất-bản năm 1992, thì thấy:


1/ Lời của Khổng-Tử, giáo-chủ Khổng-Giáo (551 ‒ 479 BCE): “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (“What you do not want done to yourself, do not do to others”: “Những gì mình không muốn


2/ Lời của Aristolte, triết-gia Hy-Lạp (384 ‒ 322 BCE): “We should behave to our friends as we would wish our friends to behave to us.” (Chúng ta nên đối-xử với bạn-bè của chúng ta theo cách mà chúng ta mong họ đối-xử với chúng ta.) (Trang 77)


3/ Lời của Hillel, trưởng lão Do-Thái-Giáo (60 BCE ‒ 10 CE): “What is hateful to you do not do to your neighbor. That is the whole Torah. The rest is commentary.” hoặc “That which is hateful to you, do not do to your fellow. That is the whole Torah; the rest is the explanation.” (Điều gì mà mình ghét thì mình đừng làm cho người khác. Đó là tổng-thể của Kinh Torah. Phần còn lại lời bình-giảng.) (Trang 102) 4/ Lời của Jesus, giáo-chủ Cơ-Đốc-Giáo (4 BCE ‒ 30 CE): “All things, therefore, that you want men to do to you, you also must likewise do to them; this, in fact, is what the Law and the Prophets mean.” hoặc “Therefore all things whatsoever ye would that men should to to you, do ye even so to them: for this is the law and the prophets.” (Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì luật Mô-sẻ và lời các ngôn sứ là thế đó.”

*

Như thế thì lời bình của Ông Tuấn Phan là đúng sự thật: “Khổng Tử sinh ra trước Chúa Giêsu hàng mấy trăm năm, từng viết: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Ý của câu nói dẫn trên đã được Đức Khổng Phu Tử viết ra gần năm trăm năm trước Đức Jesus. *


*



Bà Phượng Ngô cũng đã viết như sau: “Hình ảnh Chúa Giêsu được tiên tri Isaia mô tả trong chương 53 đã làm cho chúng ta cảm phục thái độ hiền lành nhịn nhục của Chúa Giêsu, đặc biệt trong cuộc khổ nạn của Ngài. Có lẽ Lão Tử đã áp dụng đúng giáo lý của Chúa Giêsu khi ông nói: Thắng nhân giả, hữu lực, tự thắng giả cường Nhu thắng cang, nhược thắng cường (Thắng người là có sức, thắng mình là mạnh nhu nhược thắng cương cường)...”

Ý-Kiến:
Đức Lão Tử, giáo-chủ Lão-Giáo, sinh trước Đức Jesus đến 600 năm, mà Bà Phượng Ngô bảo rằng Lão Tử đã áp dụng đúng giáo lý của Chúa Giêsu !

LÊ XUÂN NHUẬN


*